Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc giảng dạy cho giảng viên và cán bộ công chức (Trang 36 - 39)

Hiệu trưởng:

Là người đại diện theo pháp luật của nhà trường, người có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của nhà trường trước Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và cán bộ viên chức toàn trường.

Quyết định mọi công việc có liên quan đến nhiệm vụ của Trường, có quyền đề xuất thành lập các Hội đồng tư vấn, sử dụng hệ thống tổ chức, bộ máy giúp việc và tham mưu từng lĩnh vực công việc. Hiệu trưởng đề nghị Bộ trưởng Lao động – Thương binh – Xã hội bổ nhiệm một số Phó Hiệu trưởng để giúp Hiệu trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể.

Hàng năm, Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp toàn thể cán bộ, viên chức để tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học trước và triển khai nhiệm vụ năm học tiếp theo.

Phó Hiệu trưởng:

Là người giúp việc cho Hiệu trưởng, phụ trách chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác của Trường, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về phạm vi công việc được giao, định kỳ báo cáo tới Hiệu trưởng những công việc đã, đang, sẽ làm và dự kiến kế hoạch thực thi các công việc trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

Phó Hiệu trưởng được quyền ký thay Hiệu trưởng về các văn bản trong lĩnh vực mình phụ trách, giải quyết và ký các văn bản khác khi được hiệu trưởng uỷ quyền.

Phòng đào tạo:

Phòng đào tạo có chức năng giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý công tác đào tạo hệ chính quy của Trường. Chịu trách nhiệm quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo bao gồm: Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, quản lý chất lượng dạy và học, quản lý toàn diện kết quả học tập của học sinh – sinh viên từ khi nhập Trường đến khi tốt nghiệp.

Phòng tại chức:

Giúp việc Hiệu trưởng tổ chức, quản lý công tác đào tạo hệ vừa học vừa làm, chịu trách nhiệm quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo bao gồm: khai thác nguồn đào tạo, quản lý chất lượng dạy và học, quản lý toàn diện kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên từ khi nhập trường đến khi tốt nghiệp.

Phòng khoa học và hợp tác quốc tế:

Phòng này có chức năng giúp Hiệu trưởng xây dựng, tổ chức, quản lý, triển khai và giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học và hợp tác quốc tế nhằm đạt được mục tiêu chung của Nhà trường.

Phòng tổ chức cán bộ:

Giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng, kiện toàn và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý, quy hoạch, sắp xếp, bổ sung, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức, thực hiện công tác chế độ chính sách, công tác bảo hộ lao động và bảo hiểm xã hội, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, quy định quản lý trong nội bộ Trường.

Phòng kế toán tài vụ:

Đây là phòng có chức năng giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý toàn bộ Tài chính – Tài sản của Nhà trường theo đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về đảm bảo an toàn, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, tài sản được giao.

Phòng hành chính tổng hợp:

Chức năng là tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác hành chính tổng hợp. Thực hiện công tác lễ tân, hành chính, văn thư, lưu trữ thuộc trách nhiệm, thẩm quyền.

Phòng quản trị thiết bị:

Tham mưu cho Hiệu trưởng sử dụng cơ sở vật chất của Trường. Theo dõi, sử dụng hiệu quả tài sản của Trường phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập.

Phòng công tác sinh viên:

Giúp Hiệu trưởng về công tác quản lý học sinh – sinh viên, tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong học sinh – sinh viên, theo dõi thi đua khen thưởng, kỷ luật, quản lý học sinh – sinh viên, thực hiện chính sách của Nhà nước đối với học sinh – sinh viên.

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức:

Chức năng là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ban quản lý dự án:

Tham mưu giúp Hiệu trưởng về dự án quy hoạch và quản lý xây dựng các công trình mới, sửa chữa lớn các công trình của Nhà trường theo quy định chung của Nhà nước.

Trạm y tế:

Giúp Hiệu trưởng về công tác chăm lo sức khỏe, điều trị bệnh thông thường và điều trị bệnh ban đầu cho cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên, làm công tác vệ sinh môi trường trên cơ sở chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Y tế tuyến trên.

Các khoa và bộ môn trực thuộc:

Khoa là đơn vị được phân cấp với chức năng quản lý hành chính về đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn đào tạo với thực tế sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội theo kế hoạch được giao, quản lý cơ sở vật chất trong khoa.

Bộ môn là đơn vị hành chính cơ sở vừa là đơn vị học thuật cơ sở, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo các hệ và bậc học trong Trường, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, quản lý bồi dưỡng giảng viên, quản lý học sinh – sinh viên trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc giảng dạy cho giảng viên và cán bộ công chức (Trang 36 - 39)