6. Kết cấu của luận án
4.5.8. Thúc đẩy hình thành các cụm liên kết công nghiệpô tô
Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy việc các nhà máy chế tạo ô tô của Thái Lan tập trung dày đặc ở nhiều tỉnh nhưng đều liền kề xung quanh Vịnh Thái Lan và Thủ đô Bangkok đã giúp phát huy được hiệu ứng quần tụ ngành.
Hiện tại, nhìn vào vị trí nhà máy của các hãng lắp ráp ô tô và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chế tạo ô tô ở Việt Nam, dễ thấy tính quần tụ của các doanh nghiệp
146
này tuy còn thấp, nhưng cũng đã có dấu hiệu ngày một rõ hơn (xem Hình B.4 ở Phụ lục). Cụm liên kết công nghiệp ô tô - xe máy rõ nét nhất là cụm Đông Anh - Mê Linh - Phổ Yên nơi có các nhà máy lắp ráp của Toyota, Honda, Xuân Kiên (Vinaxuki) cùng nhà máy của một số công ty công nghiệp hỗ trợ như Sumitomo, v.v... Ngoài ra, cụm này cũng còn bao gồm nhà máy lắp ra xe tải Hino ở Hoàng Mai, nhà máy Daewoo (sau đó là GM) ở Thanh Trì. Một số doanh nghiệp sản xuất xe máy cũng ở cụm này như Honda, Yamaha, ... Gắn với cụm này có nhiều trường đại học, viện nghiên cứu. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô đa quốc gia và Việt Nam cũng quần tụ ở đây, như Denso Manufacturing, NSK, Toyota Boshoku, v.v...
Cụm liên kết công nghiệp ô tô thứ hai là cụm Ninh Bình - Thanh Hóa (Bỉm Sơn, Hậu Lộc) nơi có nhà máy lắp ráp của TC Motor (lắp xe du lịch Huyndai), VEAM Motor (lắp ráp xe Mekong), Vinaxuki Thanh Hóa, ... Cụm này còn thiếu các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực công nghiệp ô tô.
Cụm liên kết ngành thứ ba ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương nơi có các nhà máy lắp ráp của Mercedes (xe du lịch), Mitsubishi, Suzuki, Deawoo (xe tải), Hino (xe chuyên dụng), Yokohama Tyre, Yazaki EDS, v.v... cùng với nhiều nhà máy của các hãng công nghiệp hỗ trợ ô tô cấp một như Denso, Continental AG, ... Cụm này cũng gắn với nhiều trường đại học liên quan đến nghiên cứu và đào tạo lao động công nghiệp ô tô.
Cụm liên kết ngành thứ tư ở Đà Nẵng và Quảng Nam nhưng rất phân tán gồm có nhà máy của Trường Hải (lắp ráp xe Thaco, KIA, Peugeot, Mazda, BMW, Mini) đóng ở Chu Lai và nhà máy của TCIE Việt Nam (lắp ráp xe Nissan) đóng ở Liên Chiểu cách nhau gần 100 km và không có mấy nhà máy công nghiệp hỗ trợ ô tô xung quanh. Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng có thể xem là cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực cho cụm này.
Trong khi đó, VinFast đóng ở Cát Hải, Ford đóng ở Thành phố Hải Dương, TC Motor ở Hạ Long có thể xem là một cụm khác nhưng cũng phân tán và không có mấy nhà máy công nghiệp hỗ trợ ô tô xung quanh (một số ít doanh nghiệp ở khu công
147
nghiệp hỗ trợ ô tô Đình Vũ và Quảng Yên như Bridgestone, Yazaki, ...). Cụm này có thể gắn với các trường đại học và viện nghiên cứu ở miền bắc.
Trong tương lai, nếu Việt Nam theo đuổi định hướng xuất khẩu cho công nghiệp ô tô, các cụm ngành ở Hải Dương - Hải Phòng, Đà Nẵng - Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai sẽ có cơ hội phát triển hơn do gần các cảng biển hơn.
Chính phủ nên có những hướng dẫn và ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong công nghiệp ô tô (lắp ráp, chế tạo linh kiện các cấp) đầu tư vào các cụm này; hạn chế họ đầu tư ra ngoài các cụm trên cho đến khi cụm đã dầy đặc và có dấu hiệu chật chội. Lưu ý rằng, phạm vi của một cụm liên kết ngành không nên quá rộng để giảm chi phí vận tải giữa các nhà máy trong chuỗi - thường là đường kính không nên quá 100 km theo tính toán của nhà khoa học Nhật Bản. Chính phủ cũng nên khuyến khích các trường đại học và các doanh nghiệp ô tô có các hình thức liên kết và tiến hành các hoạt động liên kết đó trong các cụm liên kết công nghiệp ô tô nói trên. Các cơ sở hạ tầng cần thiết cho các cụm ngành này như đường thử nghiệm xe, đường vận chuyển xe, v.v... đều cần thiết.