Xu hướng phát triển công nghiệpô tô ở các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Luận án sự tham gia của thái lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 41 - 42)

6. Kết cấu của luận án

2.3.1. Xu hướng phát triển công nghiệpô tô ở các nước đang phát triển

Đầu thập niên 1980, một số xu hướng nổi lên và tác động mạnh tới sự hình thành và phát triển công nghiệp ô tô, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Thứ nhất, do cạnh tranh gay gắt trong công nghiệp ô tô trong bối cảnh toàn cầu hóa, các hãng ô tô đã phải liên minh với nhau thông qua các hoạt động sáp nhập, mua lại và liên kết lại với nhau để cùng phát triển.

Thứ hai, do đổi mới quy trình sản xuất ô tô - từ sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn của Ford sang sản xuất kiểu tinh giản của Toyota (tích hợp marketing- thiết kế- chế tạo trong một tổ chức để đáp ứng yêu cầu của từng thị trường, từng nhóm khách hàng, dựa vào các nhà cung ứng linh kiện khác với cách thức cung ứng đúng sản phẩm: - với đúng số lượng - tại đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết). Kiểu sản xuất tinh giản của Toyota sau này chuyển đổi dần thành kiểu sản xuất theo mô-đun. Các công ty xuyên quốc gia rút dần khâu sản xuất ở giữa chuỗi giá trị, và tập trung vào các phân đoạn thượng nguồn như nghiên cứu chế tạo, thiết kế hoặc vào các phân đoạn hạ nguồn như marketing, tài chính, phát triển thương hiệu và nhãn hiệu.

Thứ ba,xu hướng tản quyển theo chiều dọc ngày càng tăng. Đặc trưng của các linh kiện, phụ kiện ô tô là cồng kềnh, nặng, nên việc vận chuyển sẽ mất thời gian và tốn kém hơn so với được cung ứng tại chỗ. Do đó, các hãng ô tô có xu hướng tản

32

quyền cho các nhà cung ứng linh kiện cấp một, cấp hai ở gần cung cấp linh kiện cho mình. Và các nhà cung ứng cấp một lại có xu hướng muốn tản quyền cho các nhà cung ứng cấp hai, cấp ba gần vị trí mình. Vì thế, cụm liên kết ngành càng ngày càng quan trọng đối với việc sản xuất ô tô.

Thứ tư,do cạnh tranh khốc liệt của các nhà sản xuất ô tô, nên các hãng có xu hướng chuyển sản xuất tới khu vực nào gần mình nhưng có chi phí thấp hơn. Ví dụ, các hãng ô tô Mỹ chuyển dần xuống Mexico; Các hãng sản xuất ô tô Châu Âu chuyển dần sang Tây Ban Nha và Đông Âu; Còn các hãng ô tô Nhật Bản chuyển dần sang ASEAN và Trung Quốc. Xu hướng dịch chuyển sản xuất như vậy trong công nghiệp ô tô là một trong những tiền đề cho sự thành lập các khối kinh tế khu vực [121]. Khi các hãng ô tô chuyển sản xuất tới đâu, các nhà cung ứng toàn cầu cũng đi theo tới đó. Các nhà cung ứng toàn cầu có thể tiến hành thuê ngoài đối với các công ty cung ứng linh kiện địa phương. Đây là cơ hội cho các nước phát triển tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và phát triển công nghiệp ô tô của mình.

Thứ năm, các công ty sản xuất linh kiện cùng một lúc có thể cung ứng linh kiện cho nhiều hãng lắp ráp ô tô khác nhau, nên các hãng lắp ráp ô tô quốc gia của các nước đang phát triển ngày càng có điều kiện hạ giá thành đầu vào và mở rộng thị trường trong nước, thậm chí vươn ra thị trường quốc tế [10].

Một phần của tài liệu Luận án sự tham gia của thái lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)