6. Kết cấu của luận án
3.2.5. Phát triển công nghiệp hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp chế tạo ôtô
Thái Lan là một trong những quốc gia có công nghiệp hỗ trợ phát triển tại ASEAN và bao gồm bốn giai đoạn: giai đoạn 1 (1960-1970) khuyến khích và bảo hộ
79
thị trường nội địa; giai đoạn 2 (1971-1986) gắn với chính sách hợp lý hóa công nghiệp thông qua yêu cầu xuất xứ địa phương; giai đoạn 3 (1987-1999) chính sách khuyến khích xuất khẩu và tự do hóa từng phần; giai đoạn 4 (từ 2000 đến nay) chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách đa dạng thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Trước hết, chính sách quan trọng nhất của chính phủ Thái Lan nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa vào năm 1972 yêu cầu các nhà sản xuất ô tô nước ngoài mua linh kiện do các doanh nghiệp nội địa sản xuất. Những năm 1980, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt như sử dụng nguồn lực nội địa của linh kiện. Vì vậy, công nghiệp hỗ trợ tại Thái Lan đã dần lớn mạnh và qua các doanh nghiệp nội địa đã phát triển hoạt động kinh doanh của họ.
Bên cạnh đó, xây dựng các thể chế, cơ sở dữ liệu và trao đổi thông tin về công nghiệp hỗ trợ. Thái Lan có nỗ lực, đặc biệt coi trọng tạo dựng các thể chế và cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ và tăng cường các nguồn thông tin và liên kết như vậy đã đóng góp đáng kể thành công của ngành công nghiệp hỗ trợ nước này. Họ đã xây dựng công nghiệp hỗ trợ ASEAN thành lập các tổ chức độc lập như việc nghiên cứu Thái Lan, viện nghiên cứu điện tử. Năm 1988, chính phủ đã thành lập cục phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc phòng phân tích công nghiệp hỗ trợ phục vụ đầu tư với chức năng thực hiện các nhiệm vụ chính như cung cấp hỗ trợ kĩ thuật đào tạo cho công nghiệp hỗ trợ, thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu ví dụ các linh kiện điện tử chi tiết cho việc nung, sấy.
Ngoài ra, chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ Thái Lan là phát triển công ty sản xuất linh kiện. Công nghiệp hỗ trợ này có khả năng cung cấp các cụm chi tiết phức tạp như động cơ, cụm khởi động, cụm bánh răng, hệ thống phanh ... và dù xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa, các sản phẩm đều đạt tỷ lệ nội địa hóa cao. Hiện nay, tỷ lệ này của Thái Lan đã lên đến 80 - 90% đối với sản phẩm ô tô hạng nhẹ và 30 -70% đối với xe con và ô tô khách. Tổng số các nhà sản xuất linh kiện ô tô Thái Lan hơn 2200 chi tiết và có hơn 3000 lao động với nguyên liệu thô dùng cho sản xuất chủ yếu được cung cấp ngày tại nội địa. Ngoài ra cơ cấu các nhà sản xuất lắp ráp ôtô Thái Lan phá rõ ràng và đó là các doanh nghiệp nước ngoài.
80
Hộp 1: Một số ví dụ điển hình về tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu của Thái Lan
Dự án xe đa dụng hiện đại toàn cầu của Toyota (IMV) là một ví dụ điển hình của tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu vì dự án IMV bắt đầu từ gần như cùng một thời điểm tại bốn cơ sở sản xuất chính gồm Thái Lan, Indonesia, Argentina và Nam Phi. Mục tiêu dự án này là sản xuất, xuất khẩu linh kiện, phụ kiện ô tô và các sản phẩm hoàn chỉnh cho các nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Đại Dương, Mỹ Latinh và Trung Đông. Ngoài ra, dự án cũng sản xuất một số thành phần chính ở các địa điểm khác nhau, chẳng hạn như động cơ diesel ở Thái Lan, động cơ xăng ở Indonesia và hộp số sàn Philippines và Ấn Độ, để cung cấp cho các nước phụ trách sản xuất xe. Ở ASEAN, Chương trình Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO) được khởi xướng để thúc đẩy thương mại đầu vào trung gian trong khu vực, mặc dù AICO đã được thay thế bằng AFTA từ năm 2003. Chương trình này đã giúp thúc đẩy phân đoạn sản phẩm trong khu vực và đảm bảo một cơ sở công nghiệp sâu hơn ở Thái Lan. Để sản xuất một chiếc ô tô đòi hỏi hàng ngàn bộ phận và thành phẩm và các bán thành phẩm, và nhằm hạn chế chi phí vận chuyển, các nhà lắp ráp ô tô có xu hướng xây dựng các nhà máy linh kiện phụ kiện quanh nhà máy lắp ráp của mình [129].
Hình 3.5: Mạng sản xuất toàn cầu của Toyota (dự án IMV)
81
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, số lượng lớn doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ở Thái Lan phá sản, một số bị các công ty nước ngoài mua lại, số còn lại một số công ty cung ứng cấp một có khả năng cung ứng các linh kiện, cụm linh kiện cho các nhà sản xuất ô tô. Hệ thống cụm linh kiện mà họ sản xuất chủ yếu là các bộ phận sử dụng nhiều lao động, ví dụ như ghế, buồng lái... Các nhà cung cấp Thái Lan vẫn chưa có khả năng kỹ thuật để sản xuất các linh kiện kỹ thuật cao như hệ thống khởi động, hệ thống điện khung, hệ thống truyền động (nghĩa là động cơ, trục và truyền động), khung gầm, ... Đa phần là các nhà cung ứng cấp hai và cung ứng cấp ba cung cấp nguyên liệu cho các nhà cung ứng cấp một.
Để nâng cao năng suất cho các nhà cung ứng, cả Toyota Motor Thái Lan (TMT) và liên doanh ô tô giữa Ford và Mazda (AAT) đều cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung ứng. Cả hai đều đã đầu tư vào một số hoạt động quan trọng giúp các công ty cung ứng địa phương đủ điều kiện tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu ở Thái Lan. Ví dụ như, Toyota Motor Thái Lan thành lập Câu lạc bộ hợp tác Toyota (TCC) nhằm đào tạo các nhà cung ứng cấp một, năm 1982 chỉ đào tạo khoảng 25-35 nhà cung ứng và đến năm 2007 thì số lượng nhà cung ứng đã tăng lên đến 109 nhà cung ứng cấp một. TMT đã thiết lập một mạng sản xuất rộng khắp Thái Lan, liên kết giữa các nhà cung ứng cấp một với các nhà cung ứng cấp thấp hơn. Năm 2006, TMT có 144 nhà cung ứng phụ tùng cấp một và 525 nhà cung ứng cấp hai và cấp ba như nguyên liệu, và các nhà cung cấp dịch vụ. Do sự phân tán của các nhà cung cấp theo các khu vực địa lý, TMT không thể đơn giản giao hàng kịp thời từ các bộ phận phận khác nhau đến các nhà máy lắp ráp. Mặc dù 144 nhà cung cấp cố gắng cung cấp các bộ phận theo thời gian quy định, tuy nhiên vẫn có tắc nghẽn tại các nhà máy lắp ráp. Năm 2006, các nhà máy TMT đã hoạt động gần như toàn bộ khả năng sản xuất [129].
Toyota có thể đạt được năng suất cao như vậy vì nó đã thành công trong khuếch tán hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả cho nhà cung cấp (Hệ thống sản xuất Toyota - TPS). Mạng lưới sản xuất của Toyota tạo điều kiện chia sẻ kiến thức giữa các các nhà cung ứng trong mạng, TMT đã đưa ra ba sáng kiến trong việc chia sẻ,
82
chuyển giao kiến thức trong mạng sản xuất là việc tạo điều kiện chia sẻ kiến thức giữa các công ty, hiệp hội các nhà sản xuất, tư vấn kinh nghiệm cho các nhóm nhỏ. Câu lạc bộ hợp tác Toyota (TCC) chịu trách nhiệm chia sẻ kiến thức rõ ràng. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà cung cấp đều có thể tham gia và hưởng lợi từ câu lạc bộ mà chỉ những nhà cung cấp duy trì quan hệ lâu dài với Toyota mới được chia sẻ kiến thức này. Đối với các thành viên mới, họ phải có doanh thu hàng năm trên 50 triệu baht và phải được sự đồng ý của Toyota Motor Thailand, Siam Toyota Manufacturing hoặc TCC.
Sau khi trở thành thành viên TCC, các nhà cung ứng có thể nhận được các dịch vụ hỗ trợ về TPS miễn phí, miễn là họ có thể thể hiện cam kết học tập và nâng cao năng lực quản lý sản xuất. Sau đó, TMT sẽ cử các tư vấn viên được đào tạo bài bản về chuyển giao công nghệ bí mật về hệ thống sản xuất Toyota tại nhà máy của nhà cung ứng. Tuy nhiên chuyển giao tri thức không phải là mục tiêu duy nhất. Các chuyên gia tư vấn trên thực tế đang hành động theo "tiêu chuẩn chia sẻ tri thức đối ứng”, điều này cũng giúp tạo ra một tiêu chuẩn chia sẻ kiến thức lẫn nhau, và cởi mở hơn trong mạng sản xuất toàn cầu (Dyer và Nobeoka, 2000). Trong năm 2007, có khoảng 12 các dự án tư vấn và hiện nay, nhân viên Thái Lan tiến hành đào tạo TPS cho các bộ phận công ty ở các nước ASEAN khác.
Ngoài ra, TMT cũng tổ chức các nhóm học tập nhỏ để nâng cao kỹ năng của nhà cung cấp và chia sẻ kiến thức ngầm với các thành viên khác. Nhóm này hoạt động rất hiệu quả trong việc phát triển mối quan hệ vững chắc giữa các thành viên trong nhóm thông qua "nhóm nòng cốt" trong mạng sản xuất. Phương thức hoạt động của công ty Toyota khá độc đáo, các công ty Nhật Bản chú trọng chuyển giao kiến thức hơn. Các nhà sản xuất ô tô Mỹ (GM và Ford) và châu Âu (BMW) không có các phương thức tổ chức chia sẻ tri thức tương tự. Các nhà sản xuất này chỉ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cần thiết theo yêu cầu của các mô hình xe mới. Do đó, các công ty Thái Lan tin tưởng vào các nhà sản xuất Nhật Bản hơn [129].
83
Hộp 2: Một số ví dụ thành công trong việc nâng cấp ngành nhằm tham gia mạng sản xuất toàn cầu
Tập đoàn Summit, là một trong những nhà sản xuất phụ tùng ôtô lớn nhất
Thái Lan, bao gồm hơn 30 công ty con. Công ty Summit Auto Seat Industry (SAS), được thành lập vào năm 1972 với 100% vốn Thái Lan là nhà cung cấp hàng đầu trong nước và cạnh tranh thành công với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Thái Lan. Để bắt nhịp các thay đổi công nghệ trong công nghiệp ô tô, công ty đã không ngừng đầu tư vào các công nghệ mới. Các quyết định đầu tư đều theo quy trình gồm hai bước: Bước đầu tiên là nghiên cứu các công nghệ mới sau đó công ty sẽ thảo luận với khách hàng và sẽ đề xuất việc sử dụng các công nghệ cụ thể. Khi khách hàng đồng ý, công ty sau đó sẽ quyết định đầu tư. Ví dụ, gần đây công ty đã đầu tư một hệ thống thủy lực (hydroforming) mới sau khi thảo luận với khách hàng và thăm một số nhà máy hàng đầu ở nước ngoài.
Ngoài ra, công ty SAS còn làm việc với các nhà cung ứng cấp thấp hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm và bộ phận của họ. Công ty SAS cũng đã phát triển liên kết với trường Đại học Công nghệ King Mongkut để tổ chức các khoá đào tạo cho nhân viên của công ty. Nhờ đó, công ty SAS đã phát triển khả năng thiết kế, nhanh chóng tạo mẫu và mô hình mô phỏng. Công ty đã nâng cấp từ một bộ phận của nhà sản xuất thành tập đoàn tích hợp hệ thống từ thiết kế, mô hình mô phỏng, tìm ra nguyên vật liệu mới để bán cho các nhà sản xuất ô tô.
Tập đoàn Summit thành lập công ty lắp ráp vào năm 1986 ban đầu với mục đích sản xuất ghế và dập các bộ phận ô tô. Nhờ nâng cấp công nghệ, tự động hóa quy trình sản xuất tăng từ 25% năm 1995 lên 75% năm 2012. Năm 2009, công ty có thể tham gia vào giai đoạn phát triển sản phẩm của xe bán tải mới của một số thương hiệu đã được bán tại Thái Lan. Việc phát triển sản phẩm bao gồm các hệ thống phanh, bộ phận ly hợp, ống dầu và cánh cửa. Năm 2016, có đến 26 kỹ sư tham gia vào phát triển và thiết kế sản phẩm (R&D) cho một số đơn đặt hàng, công
84
ty đã gửi kỹ sư đến tham gia vào giai đoạn phát triển sản phẩm tại các trung tâm R&D của người mua.
Tập đoàn Somboon (SG), thành lập vào năm 1975, là một trong những nhà
cung cấp phụ tùng ôtô đứng đầu ở Thái Lan. Tập đoàn SG bao gồm 4 công ty, đó là Công ty TNHH Công nghệ cao Somboon, Công ty TNHH Công nghiệp Bangkok Spring, Công ty TNHH Somboon Malleable Iron và Công ty Quốc tế Casting. Tập đoàn cung cấp phụ tùng cho các khách hàng như Auto Alliance, Dana, GM , Hino, Honda, Isuzu, Kubota, Mitsubishi Motors, Nissan, Toyota và Yongkee.
Tập đoàn SG tích cực tận dụng học hỏi các nguồn kiến thức bên ngoài. Tập đoàn được hỗ trợ kỹ thuật bởi các giáo sư ở đại học Osaka Nhật Bản. Ngoài ra, các công ty trong tập đoàn cũng sử dụng dịch vụ tư vấn từ một tổ chức quốc tế thông qua email và gửi sản phẩm ra nước ngoài để thử nghiệm. Hơn nữa, vận dụng các hỗ trợ của các giáo sư Nhật, Tập đoàn SG đã hợp tác cùng các nhà cung ứng cấp một của Nhật nhằm học hỏi lẫn nhau về kỹ thuật, ví dụ như trong việc phát triển các quy trình mới. Tuy nhiên, phương thức chuyển giao kiến thức loại này chủ yếu là kiến thức ngầm hiểu thông qua việc làm đào tạo và tìm kiếm lời khuyên. Mối quan hệ lâu dài này được thiết lập nhanh hơn chuyển giao kiến thức.
Trong năm 2009, tập đoàn đã đầu tư 400 triệu baht nhằm phát triển của công nghệ thông qua các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho lò xo, giảm sóc và các bộ phận phanh, và phát triển và thiết kế sản phẩm mới. Về hoạt động R&D, tập đoàn đã huy động 40 kỹ sư tham gia vào nghiên cứu nhằm mục tiêu nâng cao khả năng công nghệ bắt đầu trở thành nhà cung cấp cấp một.
Năm 2007, nhờ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tập đoàn SG đã nhận được một bằng sáng chế thiết kế phanh đĩa ô tô, sáng chế này là hợp tác giữa Đại học Công nghệ Quốc vương Mongkut và Trung tâm Công nghệ và Vật liệu Quốc gia (MTEC). Để mở rộng phạm vi hoạt động, tập đoàn SG thành lập một văn phòng tại Nhật Bản để phát triển gần mối quan hệ với người mua hàng.
85
Công ty Daisin, được thành lập năm 1979 để sản xuất các bộ phận đúc nhôm
cho công nghiệp ô tô như là một liên doanh nước ngoài với Nissin Koygo Co, Ltd với 67% vốn cổ phần của Thái Lan. Trường hợp của Daisin chứng tỏ sự cần thiết của "hoạt động" đầu tư cho phát triển năng lực công nghệ bản địa và ý nghĩa của làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp và nhà sản xuất ô tô (Honda Motor Thái Lan) để tiếp cận hỗ trợ phát triển năng lực của mình.
Đầu tiên, công ty đã thuê một kỹ sư người Nhật đã về hưu để giúp đỡ cải tiến năng lực sản xuất và đàm phán với Nissin để giảm tiền bản quyền. Sau đó, công ty thuê các chuyên gia tư vấn kỹ thuật khác của Nhật Bản để giúp phát triển khả năng thiết kế riêng. Ban đầu, Nissin khá miễn cưỡng giúp đỡ nhưng cuối cùng, công ty đã làm việc với người mua để tạo ra một thiết kế mới cho hệ thống phanh tay và hệ thống chiếu sáng mới đã dẫn đến Honda và Toyota mời các kỹ sư của Daisin đến Nhật Bản và cùng các kỹ sư của Honda và Toyota phát triển một hệ thống phanh mới. Daisin hiện đã trở thành một nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) cho một số nhà sản xuất ô tô trong các mạng lưới sản xuất toàn cầu của Nhật Bản.
Công ty Sammitr Moto (SMM) thành lập năm 1967 hoạt động chủ yếu là sản
xuất bộ phận khung xe, khuôn mẫu và linh kiện cho ô tô. Dây chuyền sản xuất của SMM là sau đó được mở rộng để bao gồm các ngành công nghiệp liên quan khác như sản xuất rơ moóc (70% tổng doanh thu), các bộ phận OEM (15%) và phụ tùng (15%).
Để duy trì vai trò lãnh đạo và lợi thế cạnh tranh, năm 1997, công ty phát triển, nâng cấp và trình bày sản phẩm mới có thể tốt hơn đáp ứng và vượt quá nhu cầu của khách hàng. Công ty không chỉ tích cực đào tạo nguồn nhân lực nội bộ về