Các loại hình mạng sản xuất toàn cầu

Một phần của tài liệu Luận án sự tham gia của thái lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 35 - 36)

6. Kết cấu của luận án

2.2.2. Các loại hình mạng sản xuất toàn cầu

Dựa vào mối quan hệ giữa công ty đứng đầu và các công ty cung ứng tham gia mạng sản xuất, có thể phân chia mạng sản xuất toàn cầu thành hai loại như sau: (1) mạng sản xuất toàn cầu do nhà sản xuất dẫn dắt; (2) mạng sản xuất toàn cầu do người mua chi phối.

Thứ nhất, mạng sản xuất toàn cầu do nhà sản xuất dẫn dắt là mạng sản xuất toàn cầu mà các nhà sản xuất thường là các công ty đa quốc gia như Toyota hoặc Samsung…, công ty đứng đầu này là các nhà chế tạo lớn, có uy tín, đóng vai trò trung tâm trong việc kết nối, điều phối toàn bộ mạng sản xuất. Các hoạt động trong mạng sản xuất được chia tách thành từng công đoạn riêng biệt nhau và được thực hiện ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới với điều kiện đó là nơi thực hiện công đoạn đó hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất và có thể kết hợp với các hoạt động khác trong mạng sản xuất nhanh nhất [14]. Công ty đứng đầu giữ vị trí trung tâm trong mạng sản xuất, quyết định chiến lược cũng như cơ cấu và thường kiểm soát các hoạt động mang lại nhiều giá trị gia tăng như: nghiên cứu, triển khai, thiết kế sản phẩm, còn những hoạt động không có lợi thế và mang lại ít giá trị gia tăng sẽ thuê ngoài.

Mạng sản xuất do nhà sản xuất dẫn dắt thường đại diện cho những lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế tạo có hàm lượng vốn và công nghệ cao như công nghiệp ô tô, máy bay, máy tính điện tử và các sản phẩm cơ khí chế tạo.... Mạng sản xuất này có mạng lưới rộng lớn các chi nhánh, các nhà bán lẻ, các nhà nghiên cứu thị trường ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, để trở thành một nhà cung ứng trong mạng sản xuất này đòi hỏi phải có một trình độ năng lực công nghệ nhất định và lực lượng lao động có kỹ năng tốt.

Thứ hai, mạng sản xuất toàn cầu do người mua chi phối là mạng sản xuất toàn cầu mà ở đó các nhà bán lẻ lớn, những nhà phân phối có thương hiệu, hoặc các công ty thương mại đóng vai trò trong việc xác định các khâu sản xuất được phân bố ở đâu

26

trong hàng loạt các nước xuất khẩu. Mạng sản xuất toàn cầu do người mua chi phối có đặc tính sử dụng nhiều lao động và thường là sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, đồ chơi...

Công nghiệp dệt may là một ví dụ điển hình trong mạng sản xuất do người mua chi phối. Chuỗi giá trị trong ngành dệt may được chia làm năm công đoạn chính thức: (1) cung ứng nguyên vật liệu thô; (2) cung ứng cầu kiện; (3) mạng sản xuất các nhà máy may; (4) các kênh xuất khẩu được dẫn dắt bởi các trung tâm thương mại; và (5) mạng lưới các công ty tiếp thị và bán lẻ. Mỗi công đoạn trong chuỗi giá trị ngành dệt may có những yêu cầu khác nhau về vị trí địa lý, kỹ năng lao động, các điều kiện công nghệ, quy mô, loại hình doanh nghiệp. Những đặc tính này có ảnh hưởng đến khả năng phân phối và lợi nhuận của toàn chuỗi giá trị [19].

Một phần của tài liệu Luận án sự tham gia của thái lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)