So sánh về lựa chọn chiến lược tham gia mạng sản xuất ôtô toàn cầu

Một phần của tài liệu Luận án sự tham gia của thái lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 128 - 132)

6. Kết cấu của luận án

4.3.1. So sánh về lựa chọn chiến lược tham gia mạng sản xuất ôtô toàn cầu

Thái Lan và Việt Nam

Về chiến lược phát triển công nghiệp ô tô, Thái Lan và Indonesia sẽ là 2 quốc gia đầu tiên được nhắc đến khi nói về công nghiệp ô tô Đông Nam Á. Bởi cả 2 đều đạt sản lượng ô tô hàng năm khá cao và có sự đầu tư nhà máy của nhiều hãng xe quốc tế. Tuy nhiên, khi bàn về thương hiệu ô tô nội địa, toàn Đông Nam Á thì Malaysia và Việt Nam lại có điểm tương đồng. Mặc dù chưa thể đánh bại được ngôi vị của Thái Lan và Indonesia trong công nghiệp ô tô Đông Nam Á, nhưng việc có riêng một thương hiệu ô tô nội địa cũng là điểm đáng ghi nhận của Malaysia và Việt Nam.

Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan, về tổng thể, các mục tiêu đều rõ ràng, xuyên suốt từ phân tích tình hình thế giới cho đến phân tích tình hình trong nước, sau đấy phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngành rồi đưa ra tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược và các kế hoạch hành động chi tiết. Điểm nổi bật chung của ba bản quy hoạch của ngành sản xuất ô tô Thái Lan chính là xây dựng được một khung phân tích rõ ràng, thúc đẩy sự tham gia của các nhóm lợi ích vào quá trình xây dựng bản quy hoạch. Trong quy hoạch công nghiệp ô tô lần thứ nhất, mục tiêu đưa Thái Lan trở thành trung tâm chế tạo ô tô của khu vực, định vị dòng xe bán tải là “sản phẩm vô địch”. Để đạt được mục tiêu của mình, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra chính sách cụ thể miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc cho tất cả các dự án sản xuất xe bán tải, nhờ đó, Thái Lan đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng cụ thể hóa các mục tiêu của công nghiệp ô tô xe máy để từng bước đạt được các mục tiêu nhỏ trong mục tiêu lớn về công nghiệp ô tô. Tháng 3 năm 2017, Chính phủ Thái

119

Lan công bố lộ trình phát triển xe điện và áp dụng chính sách thuế ưu đãi cho sản xuất xe điện. Mục tiêu của Thái Lan là đến năm 2036 sản lượng xe điện lên 1,2 triệu chiếc và có 690 trạm sạc điện trên toàn quốc. Theo kế hoạch này, các dự án đầu tư sản xuất xe BEV (xe điện) được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm với các doanh nghiệp đăng ký trước 31/12/2019: đối với ô tô điện, những hãng đầu tư tối thiểu 5 tỷ baht (162,6 triệu USD) bên cạnh các đặc quyền bổ sung nếu họ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thì họ đồng thời sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm. Các công ty đầu tư ít hơn 5 tỷ baht sẽ được miễn thuế doanh nghiệp ba năm cùng các đặc quyền bổ sung cho các mục tiêu cụ thể khác.

Cũng như Thái Lan, chiến lược phát triển công nghiệp ô tô của Indonesia từ rất sớm, ngay từ năm 1969, Chính phủ Indonesia đã đề ra Kế hoạch Quốc gia về Phát triển Công nghiệp mục đích thay thế hàng nhập khẩu trong tất cả các lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, đến năm 1995 công nghiệp ô tô Indonesia mới có bước phát triển vượt bậc và trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia chỉ đứng sau Thái Lan. Tháng 9 năm 2014, Phó Tổng thống Indonesia, ông Boediono, hồi cuối tháng 9/2014 đã khẳng định, sản xuất ô tô hiện đã trở thành xương sống của ngành công nghiệp Indonesia khi đáp ứng được ba trụ cột của phát triển công nghiệp, gồm: tăng giá trị cho sản phẩm, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và cho phép Indonesia tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính phủ Indonesia đã thiết lập các mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho công nghiệp ô tô nhằm tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu, với ngắn hạn là phục vụ nhu cầu trong nước, trung hạn và dài hạn là xuất khẩu ra thị trường thế giới. Một loạt các chính sách từ thu hút đầu tư, liên doanh với nước ngoài là những đối tác đang chi phối thị trường ô tô thế giới như Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đến tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các nhà sản xuất, thực hiện kế hoạch dài hạn phát triển các ngành công hỗ trợ trợ, thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển,... nhanh chóng được thông qua và áp dụng.

Đến 2013, hầu hết các hãng xe đã giới thiệu đến người dùng một loạt mẫu xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu và có giá rẻ, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng

120

bình dân và đáp ứng đầy đủ các thiết bị cần thiết cũng như thiết bị an toàn. Đến năm 2020 do đại dịch covid 19, nên sản lượng sản xuất ô tô Indonesia giảm xuống 46% chỉ còn trên 691 nghìn xe. Cùng với xu hướng phát triển ô tô tiết kiệm nhiên liệu, chiến lược của Indonesia mục tiêu đạt sản lượng 600.000 ô tô điện và 2,5 triệu xe máy điện vào năm 2030.

Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Malaysia không giống như Thái Lan và Indonesia, nhưng việc có riêng một thương hiệu ô tô trong nước cũng là điểm đáng ghi nhận của Malaysia. Quan điểm chiến lược về phát triển công nghiệp ô tô của Malaysia được thay đổi và điều chỉnh theo thời gian, nó tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh của từng thời kỳ. Từ năm 1971, Malaysia đã ban hành chính sách kinh tế mới, còn được gọi là Chính sách Phát triển kinh tế quốc gia, trong đó đã thể hiện tinh thần từng bước xây dựng và phát triển công nghiệp ô tô, coi phát triển ngành này là một trọng tâm quan trong cần ưu tiên trong phát triển công nghiệp quốc gia. Tới năm 2006, Malaysia ban hành Chính sách Ô tô Quốc gia, Chính sách này được điều chỉnh vào năm 2009 và 2014. Quan điểm chiến lược phát triển công nghiệp ô tô của Malaysia được thể hiện rõ trong mục tiêu phát triển, định hướng phát triển và chiến lược phát triển, cụ thể như sau:

Mục tiêu phát triển: (1) Thúc đẩy công nghiệp ô tô của Malaysia một cách bền vững, có sức cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế; (2) Thúc đẩy phát triển Malaysia trở thành một trung tâm sản xuất và phát triển xe ô tô tiết kiệm năng lượng - EEVs (an energy efficient vehicle hub) trong khu vực; (3) Thúc đẩy tăng các hoạt động làm tăng giá trị gia tăng một cách bền vững; (4) Đẩy mạnh tăng cường xuất khẩu xe ô tô và xuất khẩu các linh kiện xe ô tô; (5) Thúc đẩy sự tham gia của các công ty của người Bumiputera trong chuỗi giá trị tổng thể của công nghiệp ô tô của Malaysia; (6) Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng bằng cách đưa ra các sản phẩm xe ô tô ngày một an toàn hơn, chất lượng ngày một cao hơn, giá cả ngày càng cạnh trạnh hơn. Trong sáu mục tiêu này thì trọng tâm chính về quan điểm chiến lược của Malaysia trong NAP 2014 là trở thành một trung tâm sản xuất xe ô tô tiết kiệm năng lượng EEVs. Từ quan điểm trọng tâm này, Malaysia sẽ xây dựng các chiến lược và các

121

biện pháp để tăng cường toàn bộ chuỗi giá trị của công nghiệp ô tô và từ đó bảo vệ môi trường, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đẩy mạnh chuyển gia công nghệ và tạo cơ hội phát triển kinh tế cho các công ty địa phương.

Định hướng phát triển: NAP đưa ra ba định hướng chính trong phát triển công nghiệp ô tô là: 1) Đầu tư; 2) Công nghệ và Kỹ thuật; 3) Mở rộng thị trường.

Chiến lược phát triển: NAP chỉ rõ ba chiến lượng chính trong phát triển công nghiệp ô tô là: 1) Phát triển nguồn nhân lực; (2) Phát triển chuỗi cung ứng; (3) Đảm bảo an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường (Lâm Anh, 2019).

Một trong những điểm khác biệt giữa Malaysia với Thái Lan và Indonesia là Malaysia cho thành lập hãng ô tô quốc doanh. Chính phủ đã trực tiếp đầu tư thành lập các hãng xe ô tô quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước có liên doanh với nước ngoài (như hãng Proton năm 1983, hãng Perodua năm 1993). Các doanh nghiệp này do nhà nước quản lý nhưng lại sử dụng công nghệ của nước ngoài như: (1) hãng Proton (1983) là liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp nặng Malaysia (HICOM Sdn. Bhd.) với Tập đoàn ô tô Mitsubishi Corporation (MMC) và Tập đoàn Mitsubishi (MC). Trong đó HICOM Sdn. Bhd. nắm giữ 70% cổ phần còn hai tập đoàn còn lại mỗi bên nắm giữ 15%; (2) hãng Perodua (1993) là liên doanh Perodua có 68% vốn nhà nước và 32% vốn các công ty Nhật Bản. Đến năm 2001, Công ty Daihatsu và Tập đoàn Mitsui Nhật Bản sở hữu 51% Perodua. Nhìn chung, 2 thương hiệu ô tô nội địa của Malaysia cũng có những điểm sáng nhất định nhưng chưa đủ để vươn tầm thế giới. Proton có khoảng thời gian ngắn phát triển rực rỡ trước khi vụt tắt. Trong khi, những mẫu xe của Perodua chỉ mang thiết kế nhỏ và siêu nhỏ, khó vươn ra khỏi Malaysia để cạnh tranh với các hãng xe nước ngoài.

Ngày 5/10/2004 Quyết định 177/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”; Ngày 16/7/2014, Quyết định 1168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Khác với Thái Lan, chiến lược phát triển công nghiệp ô tô đi từ quan điểm phát triển ngành; mục tiêu phát triển ngành; định

122

hướng phát triển; vốn đầu tư và giải pháp chính sách. Mục tiêu của Chiến lược là xây

Một phần của tài liệu Luận án sự tham gia của thái lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)