Kinh nghiệm sắp xếp tổ chức bộ máy của các địa phương

Một phần của tài liệu Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế) (Trang 37 - 40)

Tỉnh Hà Tĩnh

Năm 2019, Hà Tĩnh bắt đầu thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 653/2019/U BTVQH14 của UBTVQH một cách bài bản, chặt chẽ, hiệu quả. Tỉnh Hà Tĩnh chủ động xây dựng các phương án, đề án về sáp nhập ĐVHC cấp xã khách quan, khoa học

29

nhưng không áp đặt, phù hơp thực tiễn của địa phương. Qua thực tiễn, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Thứ nhất, với chủ trương lấy dân làm gốc, cấp ủy Đảng các đơn vị sáp nhập bám sát các chi bộ cơ sở, xin ý kiến đảng viên về các nội dung liên quan đến sáp nhập. Sau khi thống nhất được phương án, lấy ý kiến cử tri về chủ trương sáp nhập. Cấp ủy động viên CB chủ chốt gần đến tuổi, nghỉ hưu; điều chỉnh, bố trí CC kịp thời để không dôi dư nhiều, duy trì các đoàn thể ở xã cho đến đại hội vào năm 2021 để sắp xếp CB.

- Thứ hai, tập trung xử lý về cơ sở vật chất, hạ tầng, xử lý nợ đọng sau khi sát nhập. Trụ sở các xã cũ sẽ tiếp tục chuyển giao cho xã mới, các cơ sở vật chất dư thừa sẽ được làm thủ tục chuyển về thôn, xóm hoặc đấu giá xử lý đúng quy định, tránh lãng phí hoặc để xuống cấp, hư hỏng.

- Thứ ba, tập trung sắp xếp CB, CC theo tinh thần Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/7/2015 về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CB, CC, VC, Tỉnh Hà Tĩnh ban hành chính sách hỗ trợ CB, CC, VC, người hoạt động KCT cấp xã tương xứng hỗ trợ sắp xếp, tinh giản biên chế, tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ CB, CC.

- Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình sắp xếp các ĐVHC cấp xã, tránh tình trạng chạy chức, chạy quyền, phân tán tài sản... Phát huy tối đa vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể vào cuộc một cách sâu sát trong quá trình trước, trong và sau sát nhập.

Tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt lớn, có 74% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, song với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc sắp xếp lại bộ máy tinh gọn mang lại hiệu quả thiết thực. Tỉnh Hòa Bình đã giảm được 59 xã và một huyện bằng 28% tổng số xã, phường, thị trấn, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

30

Một là, tuyên truyền sâu rộng chủ trương sắp xếp các ĐVHC từ CB, đảng viên đến người dân, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội. Nhất là đối với các đối tượng CB, CC dôi dư, số bán chuyên trách, số không đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp tục bố trí công tác hoặc giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Hai là, xây dựng các kế hoạch và triển khai kế hoạch sắp xếp một cách cụ thể, có lộ trình rõ ràng, hợp lý. Vừa thực hiện sắp xếp, vừa điều chỉnh, giải quyết những phát sinh. Ban hành các chủ trương, chính sách, chế độ cụ thể thực hiện luân chuyển, hỗ trợ CB, CC, người lao động dôi dư; giải quyết công nợ, cơ sở vật chất do quá trình sắp xếp mang lại.

Ba là, vận dụng sáng tạo chủ trương sắp xếp, điều chỉnh các ĐVHC linh hoạt, gắn với đặc trưng văn hóa, dân tộc, vùng miền. Gắn sắp xếp ĐVHC các cấp với củng cố cấp ủy Đảng, bộ máy chính quyền địa phương kịp thời để thực hiện lãnh đạo, điều hành, quản lý hiệu quả ngay từ bước đầu.

Tỉnh Thanh Hoá

Thanh hóa là tỉnh lớn, dân số hơn 3,6 triệu người, có 27 huyện, thị, thành phố, 635 xã, phường, thị trấn, trong đó có 143 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sáp nhập thành 67 xã, phường, thị trấn mới. Sau sắp xếp, tổng số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh từ 635 sẽ còn 559 đơn vị (giảm 76), có thể rút ra một số bài học sau đây:

Một là, coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt nội dung Nghị quyết số 37-CT/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị để mỗi CB, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong tổ chức thực hiện.

Hai là, cấp ủy, chính quyền các cấp có quyết tâm chính trị cao, dám quyết, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch với thời gian cụ thể, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát. Trên cơ sở đó ban hành các văn bản

31

hướng dẫn sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí CB, CC người hoạt động KCT phù hợp, ban hành các chế độ, chính sách của tỉnh hỗ trợ đối với số CB dôi dư, nghỉ trước tuổi do sắp xếp...

Bốn là, sâu sát tình hình, thường xuyên giao ban, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Sau sáp nhập, tiếp tục bám sát địa phương và cơ sở để giải quyết kịp thời những phát sinh trong sắp xếp CB, CC, chế độ, chính sách, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp sau những ngày đầu chính quyền cấp xã đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)