Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT - XH ở địa phương cần quan tâm tổ chức tuyên truyền, vận động CB, đảng viên và nhân dân hiểu được ý nghĩa của việc sáp nhập các ĐVHC cấp xã nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho công tác quản lý và phát triển KT - XH tại địa phương. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để thấu hiểu và nhận được sự đồng thuận của nhân dân.
Hai là, cần rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn điều chỉnh về hồ sơ, giấy tờ, TTHC, chế độ… bảo đảm thuận lợi nhất cho người dân, tổ chức sau khi sáp nhập. Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung những quy định liên quan đến đội ngũ CB, CC, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sau khi sáp nhập.
Ba là, cần tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ CB, CC khi tiến hành việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã. Các cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình giải thể, sáp nhập và chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh. Có giải pháp phù hợp để xử lý vấn đề dôi dư CB, CC khi tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.
Bốn là, nghiên cứu, đề xuất, ban hành quy định về sử dụng chung tài sản công. Tiếp tục hoàn thiện quy chế khoán kinh phí hoạt động của một số tổ
32
chức ở xã, thôn, tổ dân phố, bảo đảm linh hoạt, thuận lợi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương theo hướng một tổ chức có thể phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau, một chức danh có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, giảm tối đa việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Năm là, trong quá trình sáp nhập cần chú ý đến những đặc thù về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán; trong đó cần quan tâm đến tính hài hòa giữa văn hóa truyền thống và đặc thù của mỗi vùng miền, nhất là đối với các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về chủ trương, sự cần thiết, tính tất yếu của việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã; nêu lên những đặc điểm, nguyên tắc, yêu cầu sắp xếp ĐVHC và một số yếu tố tác động đến đến việc sắp xếp ĐVHC cấp xã. Những quan điểm chỉ đạo về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị. Chương 1 cũng đề cập đến kết quả sắp xếp ĐVHC cấp xã của một số địa phương tương đồng trong cả nước, từ đó rút ra kinh nghiệm cho tỉnh TT Huế.
Cơ sở khoa học trong Chương 1 là tiền đề để tác giả luận văn nghiên cứu thực trạng sắp xếp ĐVHC cấp xã (qua nghiên cứu trên địa bàn tỉnh TT Huế) ở Chương 2 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy và ổn định hoạt động của ĐVHC cấp xã mới sau sáp nhập nói riêng và bộ máy chính quyền cấp xã nói chung, ở địa bàn tỉnh TT Huế nói riêng ở Chương 3 luận văn.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ