Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế) (Trang 42 - 44)

2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trước sáp nhập vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trước sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Huế

Bản đồ Hành chính tỉnh TT Huế

34

Tỉnh TT Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Về tổ chức hành chính, TT Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện với 145 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 98 xã, 39 phường, 8 thị trấn.

Dân số trung bình tỉnh TT Huế năm 2020 khoảng 1,16 triệu người, mật độ dân số 225 người /km2 trong đó dân số đô thị khoảng 563 ngàn người, chiếm khoảng 49%. Dân cư phân bố không đều, phần lớn tập trung ở thành phố Huế và các thị trấn, các khu vực ven sông, ven biển.

Tỉnh TT Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, trên tổng diện tích đất tự nhiên là 505.398,9 ha.

Tỉnh TT Huế thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục giao thông chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây với quy mô lớn phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Công; có sân bay Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86 km biên giới với Lào.

TT Huế có bề dày lịch sử hơn 700 năm, nơi đây từng là Kinh đô của nước Đại Việt thời Tây Sơn (1778 - 1801), rồi kinh đô của nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn (1802 - 1945); là trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao, Trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước.

Tỉnh TT Huế coi CCHC là khâu đột phá, tạo chuyển biến tích cực về quy trình, lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ CB, CC hành chính theo hướng tinh gọn, hiện đại và hiệu quả. Trong quá trình đó, việc xây dựng, đổi mới và phát triển đội ngũ CB, CC được coi là khâu then chốt, quyết định chất

35

lượng cải cách tổ chức bộ máy hành chính từ gốc và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển bền vững về KT, chính trị, VH và XH, ...

Đánh giá chung: Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP theo giá so sánh 2010) ước đạt 32.417 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 7,15% so với cùng kỳ [Bảng 1].

Nhìn chung, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh TT Huế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm trên các lĩnh vực, các chỉ tiêu KT - XH đạt kế hoạch đề ra, đời sống nhân dân được quan tâm; an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững. Việc đầu tư hạ tầng thiết bị và ứng dụng CNTT cho xây dựng chính quyền điện tử được chú trọng. Mô hình TTHC trực tuyến được coi là bước đột phá về CCHC và hiện đại hóa nền hành chính; hướng tới sự thuận lợi, nâng cao mức độ hài lòng của người dân.

Một phần của tài liệu Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)