Đánh giá chung về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Một phần của tài liệu Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế) (Trang 75)

2.5.1. Thuận lợi

Một là, công tác thực hiện chủ trương sắp xếp lại ĐVHC cấp xã đã được tập trung thống nhất, vào cuộc cả hệ thống chính trị. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nghiêm túc thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ trong việc sắp xếp ĐVHC.

67

Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã là phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương, góp phần hoàn thiện tổ chức ĐVHC cấp xã, đạt được các mục tiêu cơ bản: Tinh gọn được bộ máy; sàn lọc, sắp xếp đội ngũ CB, CC theo hướng: tiêu chuẩn, chất lượng, hợp lý. Tổ chức bộ máy vận hành phù hợp, hiệu quả, hiệu lực; tiết kiệm được ngân sách.

Hai là, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh TT Huế đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên tổ chức hội nghị để triển khai công tác sáp nhập ĐVHC cấp xã đến cấp huyện để huện chỉ đạo sát cơ sở. Công tác quán triệt, tuyên truyền chủ trương của Trung ương, của tỉnh TT Huế về sáp nhập ĐVHC kịp thời, cụ thể, hiệu quả, tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân, nhất là đội ngũ CB, CC bị tác động trực tiếp, dôi dư.

Ba là, Công tác chỉ đạo, thực hiện có bước đi phù hợp, thận trọng, gắn liền với kế hoạch, lộ trình. Hệ thống văn bản hướng dẫn qui trình sắp xếp ĐVHC rõ ràng, cụ thể trong thực hiện. Quá trình sáp nhập các ĐVHC cấp xã phát huy được truyền thống địa phương, đoàn kết trong CB, CC đến nhân dân. Các xã mới sớm ổn định, phát huy tốt QLNN và phát triển KT - XH.

Bốn là, Phát huy tính dân chủ cơ sở, tôn trọng ý nguyện của nhân dân trong quá trình sáp nhập. Qui trình lấy ý kiến cử tri về phương án sáp nhập xã được Đảng ủy, chính quyền địa phương các xã triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ; kết quả cử tri đồng ý về phương án sáp nhập đạt cao.

Năm là, Sáp nhập ĐVHC cấp xã đảm bảo hài hòa QLNN về phân bố dân cư và huy động nguồn lực phát triển KT-XH của từng địa phương, nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm QP - AN; trật tự, an toàn xã hội. Giải quyết được hài hòa lợi ích xã hội và cá nhân, giải quyết chế độ, chính sách kịp thời, phù hợp cho những đối tượng bị tác động. Tạo thuận lợi hơn cho CB, CC và nhân dân trong sản xuất, tham gia DVC và các quan hệ hành chính. Tạo được sự đoàn kết, phát huy sức mạnh của các dân tộc, từng địa phương.

68

Biểu 2.6: Đánh giá mức độ tác động đến CB, CC và người dân khi sát nhập xã

(Kết quả khảo sát năm 2021) 2.5.2. Khó khăn, vướng mắc

- Một là, Sắp xếp nhiều ĐVHC theo hướng tinh gọn đầu mối là nhiệm vụ chính trị lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, chưa có tiền lệ thực hiện, nên còn thiếu chủ động, trong chờ vào cấp trên. Công tác tuyên truyền, vận động triển khai nhưng chưa đồng bộ. Một bộ phận người dân, nhất là CB, CC chưa thực sự hiểu về chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã… Từ đó, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, nhất là kết quả lấy ý kiến cử tri cho phương án sắp xếp.

- Hai là, Tỉnh TT Huế là địa phương có số lượng ĐVHC cấp xã phải sắp xếp lại không nhiều, nhưng tập trung vào huyện như A Lưới nên số lượng CB, CC và người hoạt động KCT ở cấp xã, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thiếu tiêu chuẩn, khó sắp xếp, phải giải quyết chế độ dôi dư lớn, tạo khó khăn trong sắp xếp ĐVHC. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

rất thuận lợi thuận lợi

khó khăn

rất khó khăn

CB,CC nhân dân

69

- Ba là, Các ngành cấp tỉnh chậm ban hành phương án, hướng dẫn để sắp xếp, tổ chức bộ máy. Một số chính sách làm khung pháp lý thiếu khả thi. Một số công cụ cần áp dụng ngay khi sáp nhập thiếu chuẩn bị, gây ra những trở ngại không đáng có khi vận hành như sự đồng bộ hóa phần mềm Hệ thống thông tin quản lý Hộ tịch giữa các xã sáp nhập với nhau. Công tác chuẩn bị sắp xếp còn cập rập, bị động, nhất là lộ trình sắp xếp, bố trí CB, CC.

- Bốn là, Thời kỳ mới sáp nhập, tổ chức bộ máy chưa ổn định; CB, CC nhiều, chuyển về một trụ sở làm việc, qui mô nhỏ, chật hẹp, bố trí điều kiện làm việc không tương thích; trong khi có trụ sở không xử dụng, nguồn ngân sách địa phương chưa đảm bảo để đầu tư, cải tạo trụ sở làm việc tương xứng, tạo trở ngại trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện giao dịch của người dân,.

- Năm là, Trong quá trình tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã, các địa phương gặp khó khăn trong sử dụng kinh phí do Trung ương chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể. Vì vậy, đa số hiện nay địa phương tự cân đối kinh phí để thực hiện, thiếu định mức để đề xuất, giải quyết cấp kinh phí.

2.5.3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan

Một là, Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, liên quan đến quá trình lịch sử, truyền thống, văn hóa, phong tục... ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ và Nhân dân nên việc tuyên tuyền để tạo ra sự đồng tình ủng hộ cần phải có thời gian.

Hai là, Các chính sách liên quan đến sắp xếp ĐVHC cấp xã chồng chéo, diễn ra cùng lúc, ảnh hưởng lớn đến sắp xếp CB, CC, dẫn đến khó thực hiện, nhất là việc sắp xếp, bố trí CB, CC, VC của các địa phương. Vừa áp dụng chính sách đưa công an chính qui về địa phương, vừa thực hiện giảm định mức biên chế do thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ, vừa sắp xếp theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 với lộ trình sắp xếp 5

70

năm nhưng với chủ trương của tỉnh TT Huế kết thúc sắp xếp CC trước 31/12/2021 thiếu tính khả thi. Qui định sắp xếp một số chức danh CB tổ chức chính trị - xã hội không đủ 5 năm không tuyển dụng đặc biệt theo Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 25/12/2019 của Bộ Nội vụ cũng gặp một số khó khăn.

Ba là, Việc sắp xếp ĐVHC nhiều nội dung, nhưng quỹ thời gian để tổ chức thực hiện, hoàn thành Phương án quá ngắn (2 tháng), nhiều tồn đọng chưa giải quyết được nhưng không có thời gian chuyển tiếp. Một số chính sách không ban hành kịp để xử lý các phát sinh khi bị tác động của quá trình sáp nhập, như chính sách không thu phí khi làm chuyển đổi TTHC do sắp xếp ĐVHC mang lại.

Nguyên nhân chủ quan

- Một là, Một số cấp ủy, người đứng đầu còn ngại va chạm, chưa có quyết tâm chính trị cao, chỉ đạo chưa quyết liệt, trông chờ.. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong triển khai thực hiện có lúc chưa chặt chẽ. Việc sáp nhập, sắp xếp ĐVHC cấp xã vấn đề mới, phức tạp, thiếu nhiều văn bản pháp lý để có cơ sở triển khai, áp dụng nên lúng túng, thiếu triệt để, nhất là các văn bản liên quan đến giải quyết chế độ, chính sách khi sắp xếp lại CB, CC, VC.

- Hai là, Chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã có khá sớm, nhưng cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thiếu sự chuẩn bị nên bị động nhiều khâu. Các cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh thiếu nghiên cứu, hình dung những tác nghiệp kỹ thuật cần thay đổi ngay khi sáp nhập để hướng dẫn cơ sở như phần mền hành chính thực hiện TTHC; thay đổi Mã ngân sách; tạm ứng ngân sách thời kỳ chuyển tiếp... đảm bảo cho sự vận hành bộ máy.

- Ba là, Việc ban hành qui định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về chế độ, chính sách hỗ trợ đối với những người thuộc diện dôi không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống, tâm tư của CB, CC, người hoạt động KCT khi thôi việc. Công tác quản lý hành chính ở một bộ phận CB, CC ở miền núi thiếu

71

chú trọng, tạo nên thiếu sót về hồ sơ, gây ra trở ngại lớn trong giải quyết chế độ thôi việc do dôi dư. Chính quyền địa phương thiếu giải pháp kịp thời, hợp lý, tạo tâm tư đối với những người bị tác động.

- Bốn là, Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn của cấp trên mang tính chuyên ngành đối với cấp dưới chưa sát, nên việc thực hiện có lúc, có nơi chậm, nhất là giải quyết các tồn đọng, vượt thẩm quyền.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phản ánh những tác động của điều kiện tự nhiên, KT - XH tác động đến quá trình sắp xếp ĐVHC cấp xã tại tỉnh TT Huế. Chương này cũng đánh giá các bước từ ban hành chủ trương, xây dựng đề án của các địa phương; phê duyệt đề án của các cấp, các cơ quan chức năng; tổ chức lấy ý kiến nhân dân; thông qua nghị quyết của HĐND; sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan; bố trí kinh phí thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã nhằm tổ chức hợp lý ĐVHC cấp xã theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Chương 2 đã phản ánh những kết quả bước đầu của quá trình sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh TT Huế, nhất là công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận của toàn thể xã hội về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy trong hệ thống chính trị, kết quả sắp xếp bộ máy, bố trí CB, CC; sắp xếp trụ sở làm việc của chính quyền cấp xã, cơ sở vật chất hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; từng bước thực hiện chính sách giải quyết dôi dư, tinh giảm biên chế…

Chương 2 cũng dành dung lượng đáng kể để đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, làm cơ sở để đề xuất phương hướng, giải pháp ở Chương 3.

72

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Phương hướng

Một là, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc sắp xếp ĐVHC cấp xã theo tinh thần CCHC và

thực hiện Nghị quyết Số 37 – NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ chính trị về

sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện. Tạo sự chuyển biến nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng trong toàn Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội và nhân dân về việc sắp xếp lại các ĐVHC cấp xã, nhất là trong đội ngũ Đảng viên, CB, CC, nhân dân bị tác động trực tiếp. Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Coi trọng và kiên trì vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân. Từ đó, tạo được đồng bộ từ nhận thức đến hành động, thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã hiệu quả.

Hai là, Giữ vững các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và đề cao kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong quá trình sắp xếp. Bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC; bố trí đủ

73

nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách để đảm bảo cho quá trình sắp xếp. Chú trọng giải quyết hài hòa giữa sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí CB, CC theo hướng tinh gọn, chất lượng với giải quyết hợp lý, công khai, bình đẳng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi đối với đội ngũ CB, CC dôi dư, phải tinh giảm. Từng bước sắp xếp, bố trí, sử dụng có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm cơ sở vật chất do quá trình sắp xếp.

Ba là, Công tác sắp xếp ĐVHC cấp xã phải khẩn trương, đúng qui trình, lộ trình và bước đi phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm nhưng bộ máy phải đảm bảo hoạt động liên tục, không đứt đoạn; tránh làm xáo trộn xã hội và nhân dân, gây lãng phí khi sắp xếp ĐVHC. Xử lý tốt các tồn đọng, sắp xếp và sử dụng hợp lý nhất cơ sở vật chất, tài chính theo hướng phát triển và tuân thủ pháp luật. Khắc phục sự không đồng thuận, địa phương chủ nghĩa, vùng miền trong điều hành, QLNN trên các lĩnh vực.

Bốn là, Sắp xếp ĐVHC cấp xã phải vừa đảm bảo tính kế thừa, ổn định, hiệu lực, hiệu quả song phải đảm bảo tính phát triển bền vững, gắn liền với tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND, kiện toàn chính quyền cấp xã nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại xã mới hình thành. Hệ thống chính trị, các đơn vị công lập trên địa bàn sau sắp xếp phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách.

Năm là, Sắp xếp ĐVHC và tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã cần phù hợp với đặc điểm, tính tương thích với cộng động dân cư, truyền thống, phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Vì vậy, việc tổ chức, sắp xếp lại ĐVHC cấp xã không chỉ đạt các tiêu chuẩn qui định mà mọi hoạt động của chính quyền xã mới hình thành phải phát huy được giá trị mới tiến bộ, những giá trị có tính truyền thống trong sản xuất, văn hóa, tôn giáo, tín

74

ngưỡng, thuần phong mỹ tục của nhân dân, phải bảo đảm tính tương thích của cộng đồng dân cư với điều kiện tự nhiên, văn hóa địa phương của các xã gộp lại. Trong xây dựng chính quyền cần đề cao tính tự quản, chú trọng cơ cấu vùng miền, sắc tộc, tôn giáo đảm bảo tính chất đại diện, đa ngành... với một số nét đặc thù và tính độc lập nhất định.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Coi trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã

Vấn đề nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về ĐVHC cấp xã trong tình hình mới có ý nghĩa quyết định, tác động trực tiếp đến kết quả sắp xếp ĐVHC cấp xã. Quá trình sắp xếp sẻ tác động, ảnh hưởng đến đội ngũ CB, CC, đảng viên và nhân dân ở những mức độ khác nhau. Sắp xếp sẻ thay đổi vị trí trung tâm hành chính, xáo trộn hoạt động thường nhật, tác động ít nhiều đến nhu cầu cấp thiết của nhân dân về như: TTHC, dịch vụ Y tế, Giáo dục, giao thương buôn bán... Bên cạnh một bộ phận CB, CC và nhân dân được hưởng lợi, một bộ phận CB, CC và nhân dân bị tác động bất lợi. Vì vậy, bằng nhiều hình thức tiếp tục tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa lâu dài của việc thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã đối với sự phát triển KT - XH trên tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị. Làm cho CB, đảng viên và nhân dân thông suốt việc chia tách, sáp nhập một ĐVHC cấp xã hay ĐVHC khác không phải là việc riêng của địa phương mà đó là nhiệm vụ chung trong đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện CCHC, nâng cao chất lượng QLNN của chính quyền các cấp… Trên cơ sở đó, tạo được nhận thức và

Một phần của tài liệu Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)