Tỉnh TT Huế đang triển khai mở rộng thành phố Huế theo tinh thần
Nghị quyết Số: 1264/NQ-UBTVQH14 của UBTVQH về việc điều chỉnh địa
giới hành chính các ĐVHC cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh TT Huế nhằm thực hiện một bước quan trong trọng tiến trình cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh TT Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị, đó là: đến năm 2025, xây dựng TT Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Trong đó, sắp xếp lại các phường của thành phố Huế, sáp nhập một số xã, nâng lên thành phường, mở rộng địa bàn thành phố ra một số huyện, thị xã phụ cận, tạo ra sự biến động lớn về các ĐVHC cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Huế mở rộng. Tỉnh TT Huế, từ 9 ĐVHC cấp huyện với số lượng ĐVHC cấp xã sau khi sắp xếp (2019 – 2021): Có 145 ĐVHC (gồm 98 xã, 39 phường và 08 thị trấn), kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh
79
TT Huế có 09 ĐVHC cấp huyện còn 141 HVHC cấp xã (gồm 95 xã, 39 phường và 07 thị trấn).
Các giải pháp đề xuất tiếp tục khắc phục các hạn chế của việc sáp nhập 14 xã trên địa bàn tỉnh TT Huế giai đoạn 2019 – 2021 vừa có thể áp dụng cho tiến trình sắp xếp các ĐVHC cấp xã, phường và mở rộng địa bàn thành phố Huế hiện nay.
3.2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách liên quan đến công tác sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Tỉnh TT Huế tiến hành sáp nhập, sắp xếp lại ĐVHC cấp xã giai đoạn
2019 – 2021 theo Đề án số Số: 196 /ĐA-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2019,
sáp nhập 14 xã thành 7 xã, trong 14 xã cũ, trong đó có 10 xã đồng bào dân tộc, miền núi và 4 xã vùng đầm phá ven biển. Đặc thù đối với các xã sáp nhập là những xã nghèo, kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp, ảnh hưởng lớn đến nhận thức, hành động. Vì vậy, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền làm cho CB, CC, nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc sắp xếp ĐVHC cấp xã theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị, Đặc biệt các xã sáp nhập của tỉnh TT Huế hầu hết là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, vùng căn cứ cách mạng trong chống Pháp, chống Mỹ, đội ngũ CB, CC ít nhiều liên quan đến chính sách, trong đó đại đa số là đân tộc thiểu số. Vì vậy, việc vận động, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã cũng có tính đặc thù riêng biệt. Ngoài ra, cần vận dụng các hình thức tuyên truyền mang tính đặc thù thông qua “già làng, bản trưởng”, qua truyền thông bằng tiếng dân tộc, qua khơi dậy truyền thống của vùng đất cách mạng của con cháu “Họ Hồ”… đề vận động, thuyết phục. Có như vậy, mới tạo được sự chuyển biến về nhận thức, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
80
3.2.2.2. Sắp xếp cán bộ, công chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền cấp xã và sắp xếp tổ chức bộ máy
Sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức
Tính đến 30/6/2021, tỉnh TT Huế trong quá trình sắp xếp 14 xã thành 7 xã số lượng CB, CC dôi dư là: 66 (44 CC, 12 CB) trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 45 chiếm tỷ lệ 71,42 %. Một vị trí CC có từ 3-4 thậm chí 7 CC trở lên là phổ biến, tạo ra sự lãng phí và xung đột trong công tác tổ chức CB. Số CC dôi dư này đều đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình, tuổi đời trẻ nhưng thiếu vị trí việc làm nên chưa sắp xếp được. Đây là vấn đề khó khăn nhất trong sáp nhập ĐVHC cấp xã. Do đó, căn cứ vào qui hoạch của các xã cũ, cấp ủy Đảng xã mới cần tiến hành rà soát, xây dựng tiêu chí, đặc biệt vận dụng linh hoạt các tiêu chí đã được tỉnh TT Huế công nhận trước đây làm cơ sở xây dựng tiêu chí lựa chọn, tạo cơ hội cho CB, CC có đạo đức, năng lực và quá trình công tác có cơ hội tham gia ứng tuyển vào các vị trí trong bộ máy mới. Từng chức danh phải xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, bổ sung qui hoạch mới phù hợp với tính chất của địa giới hành chính xã mới, đảm bảo mục tiêu lâu dài chuẩn bị đội ngũ kế tục.
Để lựa chọn, sắp xếp một cách công bằng, ngoài việc rà soát đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn lựa chọn dựa vào năng lực, trình độ chuyên môn, sự cống hiến, quá trình công tác, cần thiết áp dụng một số hình thức lựa chọn như thi tuyển, bảo vệ đề án. Tuy nhiên, việc thi tuyển CB, CC để sàng lọc, sắp xếp cần được tiến hành một cách thận trọng, công khai, công bằng trên cơ sở xây dựng đề án và lộ trình rõ ràng, có tham khảo ý kiến của các ngành chức năng.
Mặt khác, UBND cấp huyện cũng cần có giải pháp luân chuyển, điều động số lượng CC dôi dư bố trí vào các cơ quan trong hệ thống chính trị cấp Huyện hoặc điều động, bố trí ở một số xã không sáp nhập trong địa bàn đang thiếu. Tiếp tục kiến nghị với lãnh đạo tỉnh TT Huế kéo dài thời gian bố trí,
81
sắp xếp CB, CC 5 năm kể từ ngày sáp nhập theo tinh thần Nghị quyết số
653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của UBTVQH.
Đới với các ĐVHC sắp xếp theo diện mở rộng thành phố Huế cần xây dựng phương án, lộ trình gắn thời gian dài hơi theo tinh thần Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của UBTVQH để tiếp tục sắp xếp CB, CC cấp xã theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ,
Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ. Một số chức
danh không đủ tiêu chuẩn qui định phải thực hiện tinh giảm biên chế theo qui định tại Nghị định 26/2015/NĐ-CP ngày 09/03/2015 của Chính phủ, Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ; Nghị quyết
Số: 13/2019/NQ-HĐND ngày 19 tháng 8 năm 2019 của HĐND tỉnh TT Huế.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền cấp xã và sắp xếp tổ chức bộ máy
Thực hiện Nghị quyết Bộ chính trị trong sáp nhập ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh TT Huế đã cơ bản thực hiện xong đề án sáp nhập 7 xã từ 14 xã không đạt các chỉ tiêu qui định thành những đơn vị xã có qui mô hợp lý hơn. Đây là cơ hội để cấp ủy, chính quyền các cấp rà soát chất lượng CB, CC; cải cách, tổ chức lại hệ thống chính quyền theo hướng tinh gọn, đa ngành gắn với một số nét đặc thù và tính độc lập nhất định, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ðể đạt mục tiêu đề ra, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ngươi đứng đầu tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức, triển khai các bước sắp xếp bộ máy, lựa chọn, bố trí CB, CC hợp lý, chất lượng. Trước hết là tập trung cơ cấu lại đội ngũ CB, CC, VC phù hợp với thực tế. Cần xác định tinh gọn bộ máy chính là: Đội ngũ nhân sự không cần nhiều người, mà cần đội ngũ giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ, thành thạo các kỹ
82
năng; một người có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trên cùng một địa bàn và chịu trách nhiệm tới cùng với những việc mình làm.
Mặt khác, trong xây dựng chính quyền cần chú trọng xu hướng thực hiện quản trị địa phương, gắn với lãnh thổ. Đối với chính quyền ĐVHC mới thỏa mãn cả hai đặc trưng cộng đồng dân cư và cộng đồng lãnh thổ. Muốn quản lý tốt cộng đồng dân cư sinh sống trên phạm vi lãnh thổ tự nhiên thì không chỉ theo pháp luật, bằng pháp luật mà cần dựa trên cơ sở phong tục, tập quán, truyền thống của địa phương. Điều này vừa tăng tính trách nhiệm của chính quyền xã vừa giảm tải công việc của chính quyền cấp trên; đồng thời tránh được sự đùn đẩy trách nhiệm và phân biệt thứ bậc trong vận hành quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi thực hiện tự quản địa phương, người dân có điều kiện và cơ hội được thực hiện quyền làm chủ của mình một cách trực tiếp, thực chất và hiệu quả.
Khoản 2 Điều 111 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Việc thể chế hóa quy định này của Hiến pháp đặt ra các yêu cầu đổi mới cách thức tổ chức, hoạt động của chính quyền xã theo hướng hài hòa vùng miền nhưng đề cao hiệu lực, hiệu quả. Sắp xếp lại hoạt động của HĐND xã cần khắc phục tính hình thức và thường bị ỦBND cùng cấp chi phối. Trước tình hình trên, việc thực hiện mô hình Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch HĐND xã sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã, gắn được chức năng kiểm tra, kiểm soát của Đảng với chức năng giám sát của HĐND. Từ đó có thể nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức Đảng và HĐND trên địa bàn cấp xã.
Đối với hoạt động của UBND xã cần xây dựng UBND xã thành một cơ quan phối hợp hành động đa chức năng, nhiều tác dụng, vừa là cơ quan quyết nghị những vấn đề thuộc đơn vị xã, đồng thời là cơ quan chấp hành của các
83
cơ quan nhà nước cấp trên và cũng như là cơ quan HCNN điều hành các công việc trên phạm vi địa phương mình. Thực tế đó đòi hỏi bộ máy QLNN ở mỗi nơi cũng cần có tính chất đặc thù nhất định. Mỗi địa phương khác nhau có thể tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với những đặc thù của địa phương, nhưng vẫn phải bảo đảm những nguyên tắc chung về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của một UBND xã.
Để nâng cao hiệu quả QLNN của chính quyền địa phương cấp xã trong thực hiện sáp nhập cần chú trọng phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQ và các đoàn thể, nhất là những vấn liên quan tới cuộc sống và quyền lợi của đông đảo nhân dân. Coi trọng xây dựng và thực hiện quy chế làm việc giữa bí thư cấp uỷ với chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, chủ tịch Uỷ ban MTTQ và những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia giám sát, phản biện đối với công tác lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng và chính quyền xã.
Song song với sắp xếp, củng cố chính quyền cấp xã công tác sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn xã cũng cần được chú trọng. Đối với trạm y tế, Trung tâm Y tế tuyến huyện phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng phương án sắp xếp cơ sở y tế của các ĐVHC xã mới hợp lý. Khi sắp xếp, lưu ý đảm bảo phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Về hệ thống giáo dục, UBND các huyện sớm chỉ đạo phòng Giáo dục tham mưu phương án sắp xếp lại các trường học ở các xã mới theo quy định của pháp luật và chủ trương thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy; có phương án sử dụng hiệu quả trường, lớp học, đảm bảo cho công tác dạy và học đạt chất lượng, hiệu quả.
84
3.2.2.3. Giải pháp về tài chính và sắp xếp, sử dụng cơ sở vật chất
Trong quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã, về vấn đề tài chính và sắp xếp cơ sở vật chất là vấn đề quan trọng, nhạy cảm, nhiều phát sinh, nhất là trong thời kỳ chuẩn bị sáp nhập, thời kỳ đầu sáp nhập. Cần tập trung:
Một là, hướng dẫn thống nhất chế độ, tiêu chuẩn, định mức các khoản chi liên quan đến việc sắp xếp ĐVHC cấp xã, các chế độ, chính sách liên quan đến CB, CC, nghiệp vụ hành chính… trong toàn đơn vị sau sáp nhập. Xây dựng các định mức khoán, tiết kiệm mang tính chi tiêu nội bộ để thống nhất điều hành. Một số định mức chi trong quá trình thực hiện sáp nhập cần được sớm thực hiện, không để tồn đọng.
Đối với những nội dung phát sinh mới cần phải nghiên cứu để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành. Mặt khác, ngoài chế độ đối với CB, CC, VC, người lao động dôi dư đã có quy định chung tại Nghị định số 113/2018/NĐ - CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ, các địa phương cần cân nhắc để có chính sách khuyến khích hỗ trợ ngoài chính sách tinh giản biên chế hiện hành. Tỉnh TT Huế cần có giải pháp giải quyết các tồn đọng trong thanh toán chế độ do lịch sử để lại đối với một số CB, CC tinh giảm tại huyện A Lưới trong quá trình sắp xếp ĐVHC cấp xã.
Hai là, hướng dẫn việc bảo đảm kinh phí thực hiện sắp xếp đối với các địa phương nhận bổ sung, cân đối từ ngân sách Trung ương sau khi đã sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên, ngân sách nhà nước được giao trong thời kỳ ổn định ngân sách. Đối với chế độ hỗ trợ cho CB, CC dôi dư, tỉnh TT Huế
cần xem xét lại tính tương thích giữa Nghị quyết Số 13/2019/NQ-HĐND của
HĐND tỉnh TT Huế và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3
năm 2019 của UBTVQH; Nghị quyết 834/NQ-UBTVQH14 năm 2019 của
UBTVQH; Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Chính
85
- Ba là, hướng dẫn xử lý những vấn đề tài chính, tài sản đối với các ĐVHC cấp xã sau sắp xếp. Căn cứ Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14 sẽ có một số nội dung cần quan tâm nghiên cứu, hướng dẫn, đó là:
+ Về thực hiện pháp luật tài chính do sắp xếp ĐVHC cấp xã: cần phải tiến hành rà soát để đảm bảo tuân thủ đối với ĐVHC mới sau sắp xếp, thực hiện quy định “Không thu các loại lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới hành chính”… Nhất thiết không vì sắp xếp mà ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách trên địa bàn, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ĐVHC mới trên cơ sở ĐVHC cũ sáp nhập.
+ Về quản lý tài sản công có nhà đất, các tài sản công khác trong quá trình sắp xếp ĐVHC, bảo đảm nguyên tắc: “mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng”. Tập trung thống kê, kiểm tra các công nợ dỡ dang hợp pháp trong quá trình hoạt động của đơn vị cũ để có hướng xử lý phù hợp.
Bốn là, Sử dụng các công sở, các cơ sở sự nghiệp công lập sau sắp xếp tiết kiệm, hợp lý. Có phương án sử dụng phù hợp đối với trụ sở dôi dư sau khi sáp nhập, cần thiết giao trụ sở dôi dư cho các thôn, khu dân cư làm nhà sinh hoạt cộng đồng; làm điểm trưng bày quảng bá các sản phẩm địa phương hoặc có thể giao cho Ban quản lý các khu di tích của địa phương…
Đối với Y tế, Giáo dục: Sau khi sáp nhập, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trạm Y tế cũ giữ nguyên hiện trạng. Trạm Y tế mới cần sắp xếp hoạt động tại trụ sở chính và xem xét bố trí cơ sở 1, cơ sở 2 để người dân khám chữa