9. Kết cấu của luận án
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách địa phương
1.2.5.1. Các tiêu chí định lượng
Một là, độ tin cậy của chi NSĐP.
Độ tin cậy của NSĐP phản ánh mức chênh lệch giữa tổng số và cơ cấu thực chi ngân sách so với dự toán ngân sách gốc, không tính dự toán bổ sung hoặc điều chỉnh trong năm. Độ tin cậy của ngân sách bảo đảm cho ngân sách của chính phủ trở nên hữu ích cho việc thực hiện chính sách, ngân sách cần sát thực tế và được triển khai đúng như đã được thông qua.
Độ tin cậy của NSĐP được đánh giá bằng các tiêu chí sau: - Tổng thực chi NSĐP.
Bảng 1.1. Mức chênh lệch tổng thực chi so với dự toán chi ngân sách gốc
Năm DT ngân sách gốc TH ngân sách Chệnh lệch TH so với DT (%)
(1) (2) (3) (4) = [(3)-(2)]/(2)×100%
N N+1 N+2
Tổng thực chi NSĐP đánh giá mức chênh lệch giữa tổng thực chi NSĐP so với tổng dự toán chi NSĐP gốc hàng năm, trong 3 năm ngân sách liên tiếp; nhưng loại trừ chi trả nợ, các khoản chi đưa vào các tài khoản chờ xử lý.
- Cơ cấu thực chi NSĐP.
Cơ cấu thực chi NSĐP đánh giá mức chênh lệch cơ cấu thực chi ngân sách so với dự toán chi ngân sách gốc hàng năm, trong 3 năm ngân sách liên tiếp. Những thành phần hay nội dung chính trong cơ cấu chi của dự toán và quyết toán chi ngân sách phải đảm bảo tính nhất quán. Tổng chi ngân sách gồm những thành phần hay nội dung chính chiếm tối thiểu 75% tổng dự toán chi ngân sách gốc hàng năm. Những thành phần hay nội dung chính trong cơ cấu chi ngân sách được xác định phân loại ngân sách theo lĩnh vực hay chức năng và phân loại theo nội dung kinh tế.
Bảng 1.2. Mức chênh lệch cơ cấu thực chi so với dự toán ngân sách năm N
Nguồn số liệu: Dự toán và quyết toán chi ngân sách năm N Hai là, chấp hành quy trình ngân sách.
- Tỷ lệ số đơn vị lập dự toán đúng thời hạn trong tổng số các đơn vị dự toán. - Tỷ lệ số đơn vị quyết toán chi ngân sách đúng nội dung và thời hạn quy định trên
tổng số đơn vị dự toán.
Ba là, sai phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức, làm thất thoát ngân sách. - Tỷ lệ các đơn vị bị phát hiện chi sai mục đích trên tổng số đơn vị được thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán CTX, chi ĐTPT.
- Tỷ lệ các đơn vị bị phát hiện chi không đúng định mức trên tổng số đơn vị Nội dung chi
ngân sách DT TH DT điều chỉnh Mức chênh lệch Chệnh lệch cơ cấu chi TH so với DT (%) (1) (2) (3) (4)=(2)×[∑(3)/∑(2)] (5) =│(3)-(4)│ (6) = ∑(5)/(4)×100% Tổng chi Thành phần 1 Thành phần 2 ---
được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán CTX, chi ĐTPT.
- Số vụ sai phạm làm thất thoát ngân sách trong năm CTX, chi ĐTPT.
1.2.5.2. Các tiêu chí định tính
Một là, sự hài lòng của người dân được thụ hưởng chi NSĐP.
Nội dung này đề cập đến sự tham gia của người dân ở cấp địa phương. Về mặt khái niệm, sự tham gia của người dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản trị nói chung và quản lý chi NSĐP nói riêng. Người dân, với tư cách là đối tượng thụ hưởng và thực thi chính sách, tham gia vào quy trình hoạch định chính sách, nêu lên ý kiến để tác động đến quan điểm và mục tiêu của chính sách, sao cho các chính sách khi được ban hành sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.
Hai là, công khai, minh bạch quản lý chi NSĐP.
Công khai, minh bạch có nghĩa là người dân và xã hội được biết chính quyền đang làm gì, có chính đáng hay không. Người dân đòi hỏi có thông tin đúng đắn và kịp thời để họ có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và đánh giá chính sách một cách thực chất và có chất lượng đặc biệt là trong hoạt động quản lý chi NSĐP. Điều này, cũng giúp cho hệ thống hành chính đáp ứng tốt hơn với những đề xuất và nguyện vọng của người dân, phục vụ tốt hơn cho lợi ích của người dân sử dụng dịch vụ công. Cải thiện tính công khai, minh bạch cũng có tác dụng làm giảm động cơ tham nhũng của cán bộ, công chức.
Ba là, trách nhiệm giải trình với người dân về chi NSĐP.
Trách nhiệm giải trình với người dân là một trong những thuộc tính quan trọng của công tác quản trị và hành chính công nói chung và quản lý chi NSĐP nói riêng. Nó đóng vai trò hết sức đặc biệt trong công tác phòng chống chống tham nhũng, tránh thất thoát, lãng phí, cũng như nâng cao tính hiệu quả và mở rộng độ bao phủ của dịch vụ công. Trách nhiệm giải trình với người dân nhằm bảo đảm để người dân, nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước có cơ sở pháp lý và khả năng yêu cầu các cơ quan và cán bộ nhà nước phải có trách nhiệm giải trình về những việc họ đã làm hoặc chưa làm.