9. Kết cấu của luận án
2.2.1. Bộ máy và phân cấp quản lý chi ngân sách tỉnh Viêng Chăn
Hình 2.1. Bộ máy quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh
Ghi chú:
: Quan hệ giao, phân bổ ngân sách
và : Quan hệ báo cáo lập, chấp hành và quyết toán ngân sách và : Các cơ quan cụ thể trong hệ thống sử dụng ngân sách
Ngân sách của tỉnh có vị thế độc lập tương đối trong cả ba khâu của chu trình NS, nhưng chịu sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương và Nhà nước Lào. Việc phân cấp quản lý nhiệm vụ chi giữa Chính phủ và chính quyền của tỉnh do Luật NSNN Lào và các Nghị định của Chính phủ quy định. NSTW có thể bổ sung cho NS của tỉnh, nhưng NS của tỉnh không được chi cho nhiệm vụ của NS cấp huyện.
Sơ đồ 2.1 cho thấy, bộ máy quản lý NSĐP của tỉnh Viêng Chăn đã được thiết lập hoàn chỉnh với cơ cấu gồm: (i) HĐND tỉnh; (ii) UBND tỉnh và (iii) Cơ quan tham mưu giúp việc: Sở Tài chính; Sở KH&ĐT; KBNN tỉnh Viêng Chăn. Cụ thể như sau:
(i) HĐND: HĐND tỉnh Viêng Chăn có thẩm quyền quyết định dự toán chi ngân sách tỉnh và phân bổ DTNS của tỉnh.
(ii) UBND: UBND của tỉnh lập dự toán chi NSĐP. (iii) Cơ quan giúp việc
Bộ máy quản lý chi NS của Sở Tài chính tỉnh Viêng Chăn gồm Ban Giám đốc, Văn phòng, phòng Thanh tra và 04 phòng nghiệp vụ (phòng Quản lý giá, công sản; phòng Quản lý ngân sách, phòng Tài chính doanh nghiệp, phòng Tài chính đầu tư). Số lượng cán bộ công chức biến động theo từng thời ký. Hiện tại năm 2020, tổng số biên chế được tỉnh giao để thực hiện nhiệm vụ là 51, trong đó Ban Giám đốc 02 người, Văn phòng 12 người, Thanh tra 10 người, phòng Quản lý ngân sách 8 người, phòng Quản lý giá và công sản 10 người, phòng Tài chính doanh nghiệp 8 người, phòng Tài chính đầu tư 09 người; Bộ máy quản lý chi ngân sách của Sở KH&ĐT tỉnh Viêng Chăn gồm Ban Giám đốc, Văn phòng, phòng Thanh tra, và 07 phòng nghiệp vụ (phòng Tổng hợp - Quy hoạch, phòng Đăng ký kinh doanh, phòng Kinh tế ngành, phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư, phòng Kinh tế đối ngoại, phòng Khoa giáo, Văn xã; phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân) Tổng số biên chế là 44 người, trong đó Ban Giám đốc là 02 người, Văn phòng 10 người, phòng Tổng hợp - Quy hoạch 06 người, phòng Đăng ký kinh doanh 05 người, phòng Kinh tế ngành 04 người, phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư 05 người, phòng Kinh tế đối ngoại
05 người, phòng Khoa giáo, Văn xã 4 người; phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân 05 người, phòng Văn xã 05 người, phòng Kinh tế đối ngoại 06 người, phòng Doanh nghiệp 04 người, phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư 04 người.
Bộ máy quản lý chi ngân sách của KBNN tỉnh Viêng Chăn gồm: Ban Giám đốc, Văn phòng và 05 phòng nghiệp vụ: Phòng (phòng Thanh tra - Kiểm tra, phòng Kiểm soát chi, phòng Kế toán Nhà nước, phòng Tin học, phòng Tài vụ) Tổng số biên chế là 19 người, Ban Giám đốc 02 người, Văn phòng 2 người, phòng Thanh tra - Kiểm tra 02 người, phòng Kiểm soát chi 5 người, phòng Kế toán nhà nước 04
người, phòng Tin học 02 người, phòng Tài vụ 02 người.
Theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Lào, phân cấp ngân sách ở tỉnh Viêng Chăn cho các cơ quan trong hệ thống cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND của tỉnh:
- Lập dự toán NSĐP, phương án phân bổ NS của tỉnh theo quy định của Luật NSNN; dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết, trình HĐND của tỉnh quyết định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ.
- Lập quyết toán NSĐP trình HĐND của tỉnh phê chuẩn và báo cáo Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp huyện về lĩnh vực tài chính - NS. - Căn cứ vào nghị quyết của HĐND của tỉnh, quyết định giao nhiệm vụ chi NS cho
từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ chi, mức bổ sung cho NS cấp huyện. - Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán NSĐP được HĐND của tỉnh
quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện NSĐP với Chính phủ.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN trên địa bàn. Báo cáo, công khai NSNN theo quy định của pháp luật. Thực hiện quản lý NS theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Lập và trình HĐND của tỉnh: Kế hoạch tài chính 05 năm; nội dung phân cấp nhiệm vụ chi cho cấp huyện; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NS ở địa phương; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS theo quy định khung của Chính phủ; chế độ chi NS đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương; kế
hoạch tài chính - NSNN 03 năm; kế hoạch sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài chính khác
- Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan lập, giám sát và quyết toán chi NSĐP.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính:
- Lập dự toán chi NSĐP, phương án phân bổ ngân sách của tỉnh báo cáo UBND của tỉnh; hướng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán NSNN hàng năm. Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán NS của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của cấp dưới.
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng NS ở các cơ quan, đơn vị sử dụng NS; yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nước.
- Thẩm định quyết toán chi ngân sách huyện; thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách tỉnh; Tổng hợp tình hình chi NSĐP, lập tổng quyết toán NS hàng năm của địa phương trình báo cáo UBND của tỉnh, báo cáo Bộ Tài chính.
- Phối hợp với Sở KH&ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi ĐTPT hàng năm; trình UBND của tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn NS; kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; xây dựng kế hoạch điều chỉnh, điều hoà vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn NSĐP. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc NSĐP của chủ đầu tư và cơ quan tài chính huyện, xã; tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN ở tỉnh, huyện. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Chủ tịch UBND của tỉnh phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND của tỉnh.
- Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương thuộc nguồn thu của NSĐP; giúp UBND của tỉnh
triển khai việc phát hành trái phiếu và các hình thức vay nợ khác của địa phương theo quy định của Luật NSNN.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính NS của nhà nước theo quy định của pháp luật; Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực tài chính NS báo cáo UBND của tỉnh.
- Theo dõi, cập nhật tình hình thu NS trên địa bàn và các khoản thu bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu của NSTW để tham mưu cho UBND tỉnh, cân đối bố trí nguồn đáp ứng nhu cầu chi trả, thanh toán của NS cấp dưới và các đơn vị dự toán trực thuộc tỉnh theo dự toán được giao. Trường hợp nhu cầu chi vượt quá khả năng thu, Sở Tài chính chủ động tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các giải pháp điều hành như: đề nghị Bộ Tài chính cho phép tăng mức rút dự toán bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu từ NSTW; tạm dừng thanh toán một số khoản chi chưa thực sự cấp bách; điều chỉnh giảm dự toán chi mua sắm, sửa chữa hoặc đầu tư XDCB… để bảo đảm khả năng cân đối thu, chi của NS.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở KH&ĐT:
- Bố trí kế hoạch vốn đầu tư công thuộc NSĐP, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán NS tỉnh và phân bổ NS cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn ĐTPT cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT của các chương trình, dự án đầu tư từ nguồn NSĐP.
Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán NS:
- Lập dự toán chi NS hàng năm; thực hiện phân bổ dự toán NS được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền; lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức thực hiện dự toán chi NS được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp NS theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, chính sách, đúng mục đích, đúng đối tượng, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi NS đối với các đơn vị trực thuộc. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán NS và công khai NS theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn như trên, được chủ động sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị theo quy định của Chính phủ. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí phải ban hành quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với dự toán được giao tự chủ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư:
- Thực hiện các dự án đầu tư qua các giai đoạn của quá trình đầu tư: chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, nghiệm thu, bàn giao tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý NSNN, đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng, kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán, công khai và lưu trữ hồ sơ dự án.