9. Kết cấu của luận án
1.2.6. Các nhân tố ảnh hướng đến quản lý chi ngân sách địa phương
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSĐP. Các nhân tố này gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.
1.2.6.1. Các nhân tố khách quan
Thứ nhất, thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác.
Thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro là hệ quả từ sự biến động của nền kinh tế thế giới, của đất nước tác động tới địa phương, tới tỉnh một cách trực tiếp hay gián tiếp, các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các chiến lược về kinh tế như chiến lược CNH…
Các nhân tố khách quan này có thể xảy ra đối với các địa phương và có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chi NSĐP. Vì vậy, quản lý NSĐP phải tính toán, lường trước các rủi ro này.
Thứ hai, hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách quản lý chi NSĐP. Pháp luật là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong việc quản lý nhà nước và quản lý chi NSĐP trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Do đó, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN nói chung và NSĐP nói riêng sẽ có tác dụng kiềm hãm hoặc thúc đẩy quản lý chi NSĐP hiệu quả hay không hiệu quả.
Các định mức ngân sách của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSĐP và cũng là một trong những chuẩn mực để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi NSĐP được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi NSĐP. Chỉ trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho quản lý chi NSĐP đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý chi NSNN phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và
quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, dựa trên nguyên tắc rõ ràng và minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, ràng buộc trách nhiệm giải trình rõ ràng góp phần làm minh bạch và nâng cao hiệu quả quản lý chi NSĐP.
Thứ ba, giới hạn khả năng NSĐP và nguồn lực tài chính công.
Dự toán về chi NSĐP được lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn lực tài chính công huy động được. Vì vậy, chi NSĐP không được vượt quá nguồn thu huy động được, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KTXH ở địa phương để lập dự toán chi NSĐP hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào NSTW cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi và quản lý chi NSĐP.
1.2.6.2. Các nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý chi NSĐP bao gồm: Quan điểm của lãnh đạo địa phương về vai trò của công tác quản lý chi ngân sách, năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSĐP, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành chi NSĐP cũng như hệ thống thông tin quản lý, quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản lý chi NSĐP.
Thứ nhất, quan điểm của lãnh đạo địa phương về vai trò của công tác quản lý chi NSĐP.
Con người đặc biệt là người lãnh đạo luôn là nhân tố trung tâm có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động quản lý và điều hành NSNN nói chung và NSĐP nói riêng. Quan điểm của lãnh đạo địa phương về vai trò của công tác quản lý chi NSĐP luôn giữ vai trò nòng cốt cho các quyết định quản lý và các quan hệ quản lý. Vai trò này được thể hiện không chỉ ở khâu quyết định quản lý mà còn xuyên suốt cả tiến trình thực hiện quyết định đó. Nếu lãnh đạo địa phương xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý chi NSĐP sẽ góp phần đưa ra những quyết định quản lý chi ngân sách hợp lý, phù hợp tình hình địa phương, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của địa phương trong quản lý chi NSĐP.
đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSĐP.
Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý chi ngân sách ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSĐP. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng vốn NSĐP, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý chi NSĐP đảm bảo theo dự toán đã đề ra.
Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý chi NSĐP, đặc biệt là chi cho đầu tư XDCB (do vốn đầu tư XDCB thường lớn) gây giảm hiệu quả sử dụng vốn NSĐP nghiêm trọng.
Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý chi NSĐP.
Tổ chức bộ máy quản lý chi NSĐP và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi NSĐP được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSĐP và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NSĐP có tác động rất lớn đến quản lý chi NSĐP. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ đảm bảo chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSĐP, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó, hoàn thiện hoạt động quản lý chi NSĐP.
Thứ tư, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong quản lý, điều hành chi NSĐP.
Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành chi NSĐP là một yêu cầu tất yếu khách quan, vì không có bất cứ cơ
quan, đơn vị nào thực hiện được chức năng quản lý chi NSĐP, hoàn thành được nhiệm vụ của mình một cách biệt lập. Phối hợp là sự kết hợp các hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị với nhau để cho các cơ quan, đơn vị này thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung… Hình thức và nội dung của sự phối hợp quản lý quản lý chi NSĐP bao gồm các hoạt động cung cấp thông tin, trợ giúp vật chất, phương tiện kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực, tài chính, xác định nội dung công việc và phạm vi trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện những nhiệm vụ chung. Trong quá trình quản lý chi NSĐP, nếu sự phối hợp giữa các cấp, các ngành không tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả chi NSNN cũng như ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chi ngân sách ở địa phương.
Thứ năm, hệ thống thông tin quản lý NSĐP.
Thực chất của quản lý là quá trình ra quyết định. Để ra được quyết định các cơ quan quản lý cần thu thập và xử lý thông tin. Nếu thông tin thu thập được không đầy đủ, thiếu độ tin cậy thì hiệu quả công tác quản lý sẽ không cao và ngược lại.
Thông tin về thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách… được công bố rộng rãi, kịp thời đến với các đối tượng thụ hưởng ngân sách và các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ tuân thủ đúng quy định, do đó, tạo thuận lợi cho công tác quản lý. Có thể nói chất lượng và tính kịp thời của thông tin là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSĐP.
Thứ sáu, công nghệ quản lý chi NSĐP.
Ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi ngân sách của từng địa phương nói riêng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó, công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi NSĐP.
tác động, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và chất lượng phục vụ người dân, giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến chi ngân sách. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời để đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chi, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng ngân sách.
Chẳng hạn như việc ứng dụng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS: Treasury and Budget Management Information System) sẽ HĐH công tác quản lý chi ngân sách từ khâu lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo ngân sách, nâng cao tính minh bạch trong quản lý chi NSĐP, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách hay việc áp dụng các phần mềm kế toán ngân sách cũng góp phần giúp đơn vị sử dụng ngân sách thuận tiện hơn trong công tác thực hiện, điều hành và quản lý chi ngân sách, giúp cho công tác báo cáo cấp trên được nhanh chóng, kịp thời.