Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Viêng Chăn

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. (Trang 66 - 69)

9. Kết cấu của luận án

1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Viêng Chăn

Thứ nhất, cần có sự nỗ lực kiểm soát các khoản chi NSĐP.

Tỉnh Viêng Chăn cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSĐP theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và chỉ đạo của Chính phủ Lào về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KTXH. Các khoản chi NSĐP phải có dự toán được HĐND tỉnh Viêng Chăn và cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng nội dung, đúng mục đích, đúng định mức tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, tăng cường cải cách quản lý chi NSĐP.

với nhu cầu của địa phương: Tỉnh Viêng Chăn cần xây dựng được hệ thống định mức phân bổ ngân sách cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, phản ánh nhu cầu thực tiễn và phù hợp với nhu cầu của địa phương như một số tỉnh trên toàn quốc Lào (tỉnh Chămphasack, thủ đô Viêng Chăn…)

Thứ ba, tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm toán chi NSĐP.

Tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm toán các khoản chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ Nhà nước ở Lào như hiện nay.

Thứ tư, hoàn thiện các cơ chế quản lý chi NSĐP.

Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSĐP phải linh hoạt, kết hợp phương thức quản lý ngân sách truyền thống theo đầu vào với phương thức quản lý chi ngân sách theo kết quả phù hợp với từng nội dung chi NSĐP và điều kiện cụ thể của địa phương. Tăng cường kỷ cương và kỷ luật tài khóa; đồng thời bảo đảm quản lý chi phân bổ NSĐP gắn kết chặt chẽ với các ưu tiên chiến lược thực hiện các mục tiêu chính trị, KTXH. Quản lý NSĐP gắn liền với việc tăng cường cải cách hành chính; đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa cung cấp dịch vụ công nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu hiệu quả hoạt động trong quản lý chi NSĐP.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với mục tiêu nghiên cứu lý luận về quản lý chi NSĐP và kinh nghiệm quản lý chi ngân sách của một số địa phương, chương 1 của luận án đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, hệ thống hóa, phân tích làm phong phú và rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về chi NSĐP như khái niệm, đặc điểm và phân loại chi NSĐP. Quản lý chi NSĐP cần nhận thức đầy đủ các tiêu thức phân loại chi ngân sách phù hợp với các mục tiêu cụ thể quản lý chi NSĐP; đồng thời nhận thức các đặc điểm chi NSĐP là cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách, công cụ và phương pháp quản lý phù hợp với

các khoản chi NSĐP nói chung và tính chất, đặc điểm của từng khoản chi NSĐP nói riêng.

Hai là, hệ thống hóa, phân tích góp phần làm phong phú và rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSĐP như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, phương thức, nội dung, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSĐP. Chi NSNN nói chung và chi NSĐP rất đa dạng và phức tạp, theo đó quản lý chi NSĐP cũng rất đa dạng và phức tạp. Tuy vậy, mục tiêu của quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSĐP là bảo đảm kỷ luật tài khóa, hiệu quả phân bổ và hiệu quả hoạt động. Với mục tiêu quản lý và tính chất đa dạng, phức tạp của quản lý chi NSĐP, đòi hỏi quản lý chi NSĐP phải linh hoạt vận dụng các phương thức quản lý truyền thống theo đầu vào hay phương thức quản lý theo kết quả phải phù hợp với từng nội dung chi và điều kiện cụ thể của địa phương. Đánh giá quản lý chi NSĐP thường xuyên và định kỳ là cách tốt nhất để chính quyền địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách nhận biết được những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục cải thiện để đạt được các mục tiêu quản lý chi NSĐP.

Ba là, tổng kết và nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi ngân sách của một số địa phương của Việt Nam và ở CHDCND Lào, luận án rút một số bài học có giá trị tham chiếu cho hoàn thiện quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn; trong đó cần xác định mục tiêu ưu tiên trong chi NSĐP, quản lý chi NSĐP gắn với cải cách bộ máy hành chính nhà nước, đề cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong quản lý chi NSĐP, tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm toán góp phần thực hiện tốt mục tiêu tăng cường kỷ cương và kỷ luật tài khóa, hiệu quả phân bổ và hiệu quả hoạt động trong quản lý chi NSĐP.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w