Tác động của phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 27 - 28)

Hiển nhiên, tác động của việc phá sản của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Nếu nhiều công nhân bị cho thôi việc do doanh nghiệp đang làm việc bị phá sản sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia, đây là tỷ lệ quan trong trọng đánh giá vĩ mô. Bên cạnh đó, chủ nợ của doanh nghiệp có khả năng không thu hồi đủ nợ khi tiền thu được từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả các khoản nợ. Tương tự, chủ sở hữu doanh nghiệp cũng có thể bị thâm hụt vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp khi doanh nghiệp bị phá sản. Ngoài ra còn một số tác động tiêu cực khác đối với nhà nước, khách hàng và đối với xã hội...

Tuy nhiên, phá sản cũng có tác động tích cực nhằm giảm bớt hậu quả xấu cho nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn về vốn và tạo cơ hội để đổi mới doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp phá sản nhằm chấm dứt tình trạng doanh nghiệp hoạt động lay lắt không hiệu quả.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp phá sản, sự việc này sẽ tác động lên các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoạt động đối với doanh nghiệp. Theo Lang và Stulz (1992), tác động này bao gồm ảnh hưởng cạnh tranh và ảnh hưởng lan truyền:

- Ảnh hưởng cạnh tranh: việc phá sản của một doanh nghiệp trong ngành có thể là một việc tốt đối với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành với doanh nghiệp này. Nguyên nhân là do thị phần được mở rộng do sự dừng hoạt động của doanh nghiệp khác trong ngành của các doanh nghiệp cạnh trang có thể tăng lên. Trong nghiên cứu Iqbal (2002) của, vào những năm từ 1991 đến 1996 ở Hoa Kỳ, việc một doanh nghiệp

trong ngành phá sản có thể làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp khác trong ngành tăng lên.

- Ảnh hưởng lan truyền: việc doanh nghiệp trong ngành bị phá sản có thể là dấu hiệu của những doanh nghiệp khác trong ngành đang gặp phải (Caton và cộng sự, 2008). Theo ảnh hưởng lan truyền, việc phá sản của một doanh nghiệp có thể hình thành lên những quan điểm không tốt về ngành. Trong khi việc phá sản doanh nghiệp đã làm giảm sút niềm tin vào doanh nghiệp đó, việc phá sản này cũng đồng thời làm giảm sự tín nhiệm vào các doanh nghiệp khác cùng ngành (Ferris và cộng sự, 1997). Ferris và cộng sự (1997) cho thấy tỷ suất sinh lợi từ cổ phiếu của những doanh nghiệp đối thủ của doanh nghiệp kiệt quệ tài chính bị sụt giảm giá trị xuống khoảng 4,68% trong ba ngày đầu tiên kể từ khi có tin doanh nghiệp phá sản. Kết quả nhận định của nghiên cứu này là chứng cứ của việc lan truyền thông tin xấu về ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w