Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 88 - 89)

Tình hình kinh tế khó khăn các năm gần đây, đặc biệt là dịch Covid 19 xảy ra trên toàn cầu chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả từ đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn của chính doanh nghiệp. Chính vì lý do đó mà việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp cũng cần được quan tâm để đưa Điểm số Z’’ của doanh nghiệp về mức an toàn.

Sử dụng hiệu quả tài sản được trình bày ở trên giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu nhưng cần kết hợp với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà cụ thể hơn là tiết kiệm chi phí sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được lợi nhuận từ đó tăng được chỉ số X3.

Doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất của doanh nghiệp như là: Thứ nhất, nâng cao năng suất lao động từ đó làm cho chi phí về tiền lương của công nhân sản xuất và một số khoản chi phí cố định khác trong

giá thành được hạ thấp. Thứ hai, tận dụng công suất máy móc thiết bị, phải làm cho máy móc phát huy hết khả năng hiện có của chúng để sản xuất sản phẩm được nhiều hơn, và để chi phí khấu hao giảm bớt một cách tương ứng trong một đơn vị sản phẩm. Thứ ba, giảm bớt những tổn thất trong sản xuất, giảm sản phẩm hỏng và chi phí ngừng sản xuất, không ngừng nâng cao kỹ thuật sản xuất, công nghệ và phương pháp thao tác.

Các doanh nghiệp ngành thực phẩm nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng thì việc tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là đặc biệt cần thiết, do chi phí này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 88 - 89)

w