Tiền đề cho nghiên cứu của Altman

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 28 - 30)

2.2.1.1. Phương pháp phân tích truyền thống

Trước khi việc dùng các chỉ số cụ thể để phân tích định lượng hoạt động của doanh nghiệp, việc dùng các thông tin đánh giá tình trạng tín dụng của các thương gia cụ thể đã được một số tổ chức sử dụng. Có thể kể đến hãng dịch vụ thông tin quốc tế Dun& bradstreet với tiền thân là tổ chức chuyên thực hiện dịch vụ cung cấp các thông tin tín dụng một cách độc lập.

Những nghiên cứu vào thập niên 1930 và thời gian gần sau đó cho thấy rằng các doanh nghiệp phá sản có thước đo phân biệt đáng kể với các doanh nghiệp lành mạnh. Nghiên cứu của Beaver (1967) đã bắt đầu tính toán các chỉ số của doanh nghiệp từ đó phân tích để dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã so sánh các chỉ số riêng của doanh nghiệp phá sản với các chỉ số tương ứng của doanh nghiệp không phá sản, có tình hình tài chính lành mạnh. Beaver đã quan sát trong vòng 5 năm trước khi phá sản của doanh nghiệp và kết luận rằng việc phân tích các chỉ số này có hữu ích trong việc dự báo phá sản của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên cho thấy các chỉ số tài chính có thể dự báo cho khả năng phá sản doanh nghiệp.

Các chỉ số đo lường khả năng sinh lời, thanh khoản, thanh toán được xem như những chỉ số quan trọng nhất nhưng vẫn chưa có sự ro ràng trong tầm quan trọng của từng loại. Như doanh nghiệp có khả năng sinh lời kém nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản thì tình hình vẫn chưa nghiêm trọng dẫn đến phá sản được. Khi nghiên cứu về khả năng phá sản của doanh nghiệp, các vấn đề được Altman đặt ra khi nghiên cứu là: Thứ nhất, tỷ lệ nào quan trọng trong dự báo phá sản; thứ hai, tỷ lệ được xây dựng tương ứng với từng chỉ số; thứ ba, xây dựng các tỷ lệ một cách khách quan. Đó chính là những lý do Altman đi vào tìm kiếm mô hình dự báo phá sản của doanh nghiệp.

2.2.1.2. Phương pháp phân tích đa biệt thức

Mô hình Z-score của Altman được xây dựng trên cơ sở phương pháp Phân tích đa biệt thức (Multiple Discriminant Analysis – MDA). Theo Altman, sau lần đầu tiên được sử dụng vào những năm 1930, dù mô hình MDA không được sử dụng phổ biến như phương pháp phân tích hồi quy nhưng phương pháp này cũng được sử dụng khá nhiều và chủ yếu vào các ngành sinh vật học, khoa học nghiên cứu hành vi. Trong những năm gần đây, kỹ thuật này được sử dụng ngày càng phổ biến trong cả học thuật lẫn thực tiễn. Altman cùng đồng sự đã thảo luận về MDA khá kỹ và quyết định ứng dụng nó vào lĩnh vực tài chính.

Theo đó, MDA là một kỹ thuật thống kê dùng phân loại những quan sát thành các nhóm, phụ thuộc vào đặc điểm cá biệt của quan sát đó. Nó được sử dụng chủ yếu để phân loại và/hoặc đưa ra dự báo từ sự tác động của biến trong mô hình, ví dụ như phân loại nhóm nam – nữ, phá sản – không phá sản… Vì vậy, vấn đề đầu tiên là phải có nhóm ro ràng, số lượng nhóm ban đầu có thể là hai hay nhiều hơn. Sau khi thiết lập nhóm, tiến hành thu thập dữ liệu cho từng nhóm theo đặc điểm của nó. Hình thức đơn giản nhất của MDA là xây dựng ra một quan hệ tuyến tính giữa những đặc điểm mà nó giúp phân biệt tốt nhất các nhóm với nhau. Nếu một đối tượng cụ thể có các đặc điểm có thể định lượng được thì MDA sẽ cho ra các hệ số phân biệt. Chính từ những hệ số đó khi áp dụng vào thực tế sẽ đưa ra cơ sở giúp phân biệt đối tượng vào nhóm định danh, ví dụ như MDA sẽ đưa ra các hệ số nói lên mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính của một công ty để phân loại công ty đó.

MDA đưa ra một biệt thức dạng: Z = V1X1 + V2 X2 + …. VnXn. lập.

Biệt thức này dùng để chuyển đổi các giá trị các biến riêng lẻ thành một số duy

nhất (số Z) để tiến hành phân tích và xếp nhóm. Việc chuyển đổi nhiều đại lượng thành một đại lượng duy nhất giúp cho việc phân tích trở nên khá đơn giản. Nhiệm vụ của quá trình phân tích phân biệt là tìm ra các hệ số Vi, cùng với đó là các giá trị điểm cắt của Z để dùng cho phân loại đối tượng, còn các biến Xi là các giá trị thực tế.

Mô hình Z-score của Altman là mô hình tuyến tính gồm năm biến độc lập được gắn với hệ số của nó để xác định ra một điểm số duy nhất và dùng chính điểm số đó để phân loại doanh nghiệp vào hai nhóm là phá sản, kiệt quệ tài chính và lành mạnh.

Hay nói cụ thể hơn, khi áp dụng mô hình Z-score vào một doanh nghiệp nào đó thì cần xác định giá trị các biến của doanh nghiệp cần thiết rồi đưa vào mô hình để xác định Điểm số Z của doanh nghiệp. Đem Điểm số Z của doanh nghiệp vừa tìm đi so sánh với điểm cắt thì sẽ cho ra đánh giá, phân loại tình hình của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w