Tổng quan chung về Z-score của các doanh nghiệp ngành thực phẩm

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 66 - 73)

4.2.1. Tổng quan chung về Z-score của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

Bảng 4.3. Điểm số Z” của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm

2020 Năm CTCP 2015 2016 2017 2018 2019 2020 CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (AGM) 3.6709 2.9559 3.4058 5.9677 4.7255 4.7050 CTCP Bibica (BBC) 6.3125 6.8791 6.9691 6.0854 3.7984 4.5514 Tổng CTCP Bia - Rượu

- Nước giải khát Hà Nội (BHN) 4.1632 4.9294 2.2263 3.0016 4.6697 6.7702 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 3.6484 2.8529 3.4096 2.4264 2.9955 2.4041 CTCP Đầu tư du lịch và Phát triển Thủy sản (DAT) 3.5042 2.5824 1.7185 1.6607 2.4079 2.5157 CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) 2.4786 2.4947 0.9354 0.8849 0.7392 2.6493 CTCP GTNFoods (GTN) 2.8451 12.0453 6.4018 6.5519 11.2480 12.3766 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 3.9156 5.0251 4.0836 4.2451 3.3193 3.1927

CTCP Đường Kon Tum

(KTS) 11.3435 28.2262 4.5601 1.9299 1.0273 2.2550

CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF)

2.6750 3.4079 2.3791 -0.5059 2.9570 7.0459

CTCP Mía Đường Lam

Năm CTCP 2015 2016 2017 2018 2019 2020 CTCP Tập đoàn Masan (MSN) 1.7089 1.8602 1.8853 6.9003 8.2695 4.2394 CTCP Nafoods Group (NAF) 7.7609 5.9496 4.7623 3.1237 3.5452 3.2206 CTCP Tập đoàn Pan (PAN) 5.7686 6.7411 5.0591 4.8481 3.5645 3.2628 Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB)

5.8761 6.0622 6.5974 7.9947 9.2765 10.0425

CTCP Lương thực Thực

phẩm Safoco (SAF) 11.7857 9.8005 10.5729 6.9472 7.2649 8.1848 CTCP Thành Thành

Công - Biên Hòa (SBT) 2.7088 2.5163 1.5782 3.9326 6.2749 4.2652 CTCP Mía Đường Sơn

La (SLS) 8.9323 8.2920 4.7776 2.5283 2.3254 3.7260 CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB) 2.3929 4.3635 3.7268 2.6239 3.9456 4.2629 CTCP Dầu thực vật Tường An (TAC) 2.8985 3.4958 3.8865 2.9534 4.1703 2.1768 CTCP Trang (TFC) 4.3961 2.7241 2.2195 2.3845 3.1163 2.4848 CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa (THB) 3.4331 3.6314 1.6018 1.7539 2.7785 2.5761 CTCP Vinacafé Biên Hòa (VCF) 7.7214 7.7762 1.4263 7.8001 8.3368 9.9517 CTCP Thực phẩm Lâm Đồng (VDL) 8.3771 8.3123 6.7566 10.1166 6.8277 18.4003 CTCP Sữa Việt Nam

Năm

CTCP 2015 2016 2017 2018 2019 2020

CTCP Vang Thăng Long

(VTL) 1.0978 0.5115 1.2230 2.7208 -0.2443 -1.8453 Z" trung bình 6.1429 6.3507 4.1200 4.3096 4.7461 5.0744 Hệ số biến thiên (Wi)[1] 0.5648 0.7985 0.5763 0.5817 0.5689 0.7597 Z'' nhỏ nhất 1.0978 0.5115 0.9354 -0.5059 -0.2443 -1.8453 Z" lớn nhất 14.2483 28.2262 10.5729 10.1166 11.2480 18.4003

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp

Một số quy ước trong trình bày Bảng Điểm số Z’’ của doanh nghiệp: Z” Ý nghĩa định dạng ô Z’’

9.0048 Doanh nghiệp ở nhóm an toàn tài chính (Z’’>2,6) Doanh nghiệp ở vùng xám (1,1<Z’’<2,6)

0.6302 Doanh nghiệp ở nhóm kiệt quệ, phá sản (Z’’<1,1)

Nhìn chung, điểm số Z’’ bình quân của nhóm không biến động nhiều, dao động trong khoảng từ 4 đến 6 trong giai đoạn 6 năm từ năm 2015 đến năm 2020, cao nhất là vào năm 2016, điểm số Z” bình quân của nhóm là 6.3507 và thấp nhất là vào năm 2017 với giá trị là 4.1200, sau đó tăng nhẹ lên trong các năm sau và đạt giá trị 5.0744 vào năm 2020. Có thể dễ dàng nhận thấy được, các doanh nghiệp trong nhóm có tình hình tài chính biến động khá riêng biệt, không theo một xu hướng chung của nhóm, cũng như xu hướng tăng trưởng của ngành thực phẩm.

7 6 5 4 3 2 1 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Hình 4.2. Điểm số Z” trung bình của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020.

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp Bảng 4.4. Số lượng doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam phân theo các nhóm an toàn tài chính, vùng xám, kiệt

quệ, phá sản Năm

Nhóm 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh nghiệp ở nhóm an toàn

tài chính (Z’’>2,6) 25 25 18 21 25 22

Doanh nghiệp ở vùng xám

(1,1<Z’’<2,6) 4 4 11 7 2 7

Doanh nghiệp ở nhóm kiệt

quệ, phá sản (Z’’<1,1) 1 1 1 2 3 1

Tổng số doanh nghiệp 30 30 30 30 30 30

Doanh nghiệp ở nhóm an toàn tài chính (Z’’>2,6) Doanh nghiệp ở vùng xám (1,1<Z’’<2,6)

Doanh nghiệp ở nhóm kiệt quệ, phá sản (Z’’<1,1)

2020 2019 2018 2017 2016 2015 30 25 20 15 10 5 0

Bảng 4.5. Tỷ lệ phần trăm của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam phân theo các nhóm an toàn tài chính,

vùng xám, kiệt quệ, phá sản Năm

Nhóm 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh nghiệp ở nhóm an toàn

tài chính (Z’’>2,6) 83.3% 83.3% 60.0% 70.0% 83.3% 73.3%

Doanh nghiệp ở vùng xám

(1,1<Z’’<2,6) 13.3% 13.3% 36.7% 23.3% 6.7% 23.3%

Doanh nghiệp ở nhóm kiệt quệ,

phá sản (Z’’<1,1) 3.3% 3.3% 3.3% 6.7% 10.0% 3.3%

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp

Hình 4.3. Số lượng các doanh nghiệp chia theo nhóm an toàn tài chính, vùng xám và nhóm kiệt quệ, phá sản

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp

Năm 2015, nhìn chung, số lượng doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX được xếp loại an toàn tài chính là khá cao, cụ thể là 25 trên tổng số 30 doanh nghiệp, chiếm 83.3% trong tổng số doanh nghiệp. Trong năm này, có 4 doanh nghiệp được xếp vào vùng xám, là CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC), CTCP Tập đoàn Masan (MSN), CTCP Mía Đường Lam Sơn (LSS),

CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB). Cũng trong năm này, có một doanh nghiệp bị xếp vào nhóm doanh nghiệp kiệt quệ, phá sản là CTCP Vang Thăng Long (VTL), với chỉ số Z” là 1.0978. Khoảng cách giữa doanh nghiệp an toàn nhất là CTCP Tập đoàn KIDO (KDC), với điểm số Z” là 14.2483 và không an toàn nhất, CTCP Vang Thăng Long (VTL), lên đến 13.1050 điểm, sự phân tán không đồng nhất của nhóm đã thể hiện ngay từ năm này.

Đến năm 2016, số doanh nghiệp được xét ở nhóm an toàn vẫn là 25 doanh nghiệp trên tổng số 30 doanh nghiệp, chiếm 83.3%, có 4 doanh nghiệp rơi vào vùng xám. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) và CTCP Tập đoàn Masan (MSN) tiếp tục rơi vào vùng xám trong năm này. Đặc biệt, CTCP Vang Thăng Long vẫn nằm trong nhóm kiệt quệ, phá sản, chỉ số Z” giảm từ 1.0987 năm 2015 xuống chỉ còn 0.5115 vào năm 2016. Cũng trong năm nay, chỉ số Z” cao nhất đến từ CTCP Đường Kon Tum, với chỉ số Z” lên đến 28.2262, tăng hơn 2 lần so với năm 2015. Chỉ số Z” của CTCP Bia Hà Nội – Hải Dương đứng thứ hai, với giá trị là 13.5242, thấp hơn nhiều so với chỉ số Z” cao nhất.

Trong năm 2017, số lượng doanh nghiệp ngành thực phẩm được xếp vào nhóm an toàn tài chính là thấp nhất, chỉ có 18 doanh nghiệp, với tỷ lệ tương ứng trong tổng số doanh nghiệp nghiên cứu là 60%. Số doanh nghiệp xếp vào khoảng vùng xám trong giai đoạn này đều là 11 doanh nghiệp. CTCP Vang Thăng Long (VTL) chuyển từ doanh nghiệp ở nhóm kiệt quệ, phá sản vào năm 2016 thành nhóm doanh nghiệp ở vùng xám vào năm 2017 với chỉ số Z” đạt 1.2230. Trong khi đó, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) được xếp vào nhóm doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính trong năm này với chỉ số Z” là 0.9354, thấp nhất trong những doanh nghiệp ngành thực phẩm vào năm 2017. CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF) chuyển xuống vùng xám vào năm 2017 với chỉ số Z” là 2.3791. Cũng trong khoảng thời gian này, CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco (SAF) có chỉ số Z” cao nhất, cụ thể là 10.5729.

Sang năm 2018, số lượng doanh nghiệp trong nhóm an toàn tài chính đã được cải thiện lại với số lương là 21 doanh nghiệp, đồng thời số lượng doanh nghiệp ở vùng xám cũng giảm từ 11 vào năm 2017 xuống 7 vào năm 2018.

Năm 2019 là năm ghi nhận có số doanh nghiệp được xét vào nhóm doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính nhiều nhất, cụ thể là 3 doanh nghiệp CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC), CTCP Đường Kon Tum KTS, CTCP Vang Thăng Long (VTL) với chỉ số Z” lần lượt là 0.7392, 1.0273, -0.2443.

Năm 2020, số doanh nghiệp ở nhóm an toàn tài chính là 22 doanh nghiệp, chiếm 73.3% trên tổng số doanh nghiệp. Số doanh nghiệp được xét vào vùng xám và doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính lần lượt là 7 và 1 doanh nghiệp. Doanh nghiệp xảy ra kiệt quệ tài chính là CTCP Vang Thăng Long (VTL) điểm số Z” lần lượt là -1.8453. Điểm số Z” của CTCP Vang Thăng Long là thấp nhất trong toàn bộ khoảng thời gian nghiên cứu.

Có thể nhận thấy rằng, điểm số Z” của doanh nghiệp ngành thực phẩm có sự phân hóa ro rệt giữa các doanh nghiệp khác nhau trong ngành. Đa phần các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết đang nghiên cứu đều có điểm số Z” được xét vào nhóm doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, chiếm khoảng 70% trong tổng số các doanh nghiệp qua suốt khoảng thời gian nghiên cứu. Có một số doanh nghiệp trong phần lớn khoảng thời gian được xếp vào nhóm doanh nghiệp vùng xám hay kiệt quệ tài chính.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 66 - 73)

w