Thiết kế dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 54)

Tác giả sử dụng dữ liệu của 30 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 - 2020, dữ liệu được tổng hợp theo dạng bảng.

Dữ liệu bảng là dữ liệu kết hợp giữa các dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Dữ liệu chéo là các số liệu về một hoặc nhiều biến được thu thập tại một thời điểm ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Dữ liệu thời gian là số liệu được thu thập về một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian định kỳ khác nhau. Có 2 loại dữ liệu bảng: dữ liệu bảng cân đối khi các đơn vị chéo cùng một số lượng quan sát như nhau theo chuỗi thời gian và dữ liệu bảng không cân đối khi các đơn vị chéo không có cùng số thời gian quan sát. Trong bài luận văn tác giả sử dụng dữ liệu bảng cân đối. Việc sử dụng dữ liệu bảng cho nghiên cứu có các ưu điểm sau:

- Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho chúng ta dữ liệu chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.

- Bằng cách nghiên cứu quan sát lặp đi lặp lại của các đơn vị chéo, dữ liệu bảng phù hợp hơn cho việc nghiên cứu các động thái thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo này.

- Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy. Từ những ưu điểm trên của dữ liệu dạng bảng, tác giả kỳ vọng việc sử dụng dữ liệu dạng bảng sẽ mang lại những kết quả đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tác giả sử dụng mô hình điểm số Z” để nhận diện khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng các số liệu thu thập từ 30 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX từ năm 2015 đến năm 2020, được tổng hợp dưới dạng dữ liệu bảng.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH 4.1. Tổng quan về các doanh nghiệp thực phẩm

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam, ngành thực phẩm có điều kiện rất thuận lợi để phát triển, đồng thời đây cũng là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng

- gắn kết nông nghiệp với thị trường. Nhiều năm nay, thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Các sản phẩm thực phẩm Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn thành công khi giữ vị thế cao trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng, phong phú các sản phẩm nông sản, thực phẩm cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Đặc biệt, giá trị sản xuất của ngành sản xuất chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thể hiện tầm quan trọng của ngành này trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, tỷ trọng giá trị sản xuất cao cho thấy ngành sản xuất, chế biến thực phẩm có nhiều thế mạnh với nhiều thương hiệu lớn, có uy tín, thị trường ổn định và có khả năng cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp nước ngoài. Một số ngành sản xuất và chế biến sữa, đồ uống, dầu ăn, bánh kẹo được dự báo có xu hướng ngày càng tăng trưởng cao và trở thành các phân khúc thị trường chế biến năng suất nhất của Việt Nam. Đặc biệt, sau khi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu lực, ngành sản xuất chế biến thực phẩm sẽ được mở ra một thị trường tiêu dùng và đầu tư rộng lớn hơn. Tính đến năm 2020, cả nước có trên

7.500 doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, tổng công suất đạt khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu/năm. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm không nhiều (chiếm gần 1% tổng số doanh nghiệp cả nước) nhưng đây lại là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và sản xuất rau củ quả chiếm

tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm, trong khi đó ngành chế biến thủy sản đông lạnh lại là ngành thu hút nhiều lao động nhất. Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Hiện thực phẩm đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam. Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm bình quân Giai đoạn 2016-2020 đạt 7%/năm, trong đó năm 2016 tăng 8,2%; năm 2017 tăng 6%; năm 2018 tăng 8,2%; năm 2019 tăng 7,9%; năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chỉ tăng 4,5%. Những tháng đầu năm 2021, ngành sản xuất thực phẩm đã thể hiện sự hồi phục ro rệt khi dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, các lĩnh sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Chỉ số sản xuất ngành chế biến thực phẩm 4 tháng đầu năm 2021 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; một số sản phẩm tăng khá như: sữa tươi tăng 5,6%; sữa bột tăng 18,1%.

Bảng 4.1. Số doanh nghiệp thực phẩm phân theo quy mô lao động giai đoạn 2016-2019 Năm Tổng số doanh nghiệp

Chia theo quy mô lao động Dưới 5 người Từ 5 đến 9 Từ 10 đến 49 Từ 50 đến 199 Từ 200 đến 299 Từ 300 đến 499 Từ 500 đến 999 Từ 1000 đến 4999 Từ 5000 trở lên 2016 9,428 3,223 1,831 2,678 1,082 191 182 149 87 5 2017 10,034 3,448 2,185 2,758 1,074 176 159 142 87 5 2018 11,397 3,861 2,916 3,016 1,048 190 149 126 84 7 2019 12,857 5,408 2,835 3,036 1,033 175 155 125 85 5

Bảng 4.2. : Số doanh nghiệp thực phẩm phân theo quy mô vốn giai đoạn 2016- 2019 Năm Tổng số doanh nghiệp

Chia theo quy mô vốn

Dưới 0,5 tỷ đồng Từ 0,5 tỷ đến dưới 1 tỷ đồng Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng Từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng Từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng Từ 200 tỷ đến dưới 500 tỷ đồng Từ 500 tỷ đồng trở lên 2016 9,428 1,221 1,114 2,860 958 1,746 871 360 298 2017 10,034 1,036 1,117 3,252 1,019 1,929 947 406 328 2018 11,397 1,304 1,231 3,582 1,265 2,178 1,051 425 361 2019 12,857 1,379 1,395 4,014 1,605 2,436 1,179 480 369

Nguồn: Niên giám của Tổng cục Thống kê, 2020

Bảng 4.1 và 4.2 cho thấy số các doanh nghiệp phân chia theo quy mô nguồn vốn và quy mô lao động của các doanh nghiệp thực phẩm giai đoạn 2016 -2019.

Có thể thấy được số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm tăng qua các năm, từ 9,428 doanh nghiệp năm 2016 đã tăng lên 12,857 doanh nghiệp vào năm 2019, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp thực phẩm có quy mô lớn vẫn có số lượng khá hạn chế.

Năm 2019, số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn từ 500 tỷ đồng trở lên chỉ có 369 doanh nghiệp, trong khi đó số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng là

8,393 doanh nghiệp, chiếm trên 65% tổng số doanh nghiệp ngành thực phẩm. Đồng thời, số lượng doanh nghiệp có quy mô nhân sự từ 1000 người trở lên là 90 công ty, nhưng số lượng doanh nghiệ có quy mô nhân sự dưới 50 người là 11,279 doanh nghiệp, chiếm trên 85% tổng số doanh nghiệp ngành thực phẩm vào năm 2019.

Tóm lại, thực phẩm là một ngành chủ lực đối với nền kinh tế quốc dân Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt còn ở quy mô vừa và nhỏ, chưa thực sự xứng đáng với tầm vóc của ngành.

Ngoài ra, từ khi thị trường chứng khoán được hình thành đến nay đã tạo ra kênh huy động vốn lớn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành thực phẩm nói riêng. Mặc dù vậy, tính đến thời điểm năm 2020, trên sàn HOSE và HNX chỉ mới có 34 công ty thực phẩm niêm yết. Đây là một con số rất khiêm tốn so với 12,857 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành này. Một số công ty lớn có thể kể đến là: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San, Tập đoàn Dabaco Việt Nam,…Đa phần các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên HOSE và HNX là các doanh nghiệp có thời gian hoạt động gần 20 năm. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 10 năm có số lượng khá khiêm tốn.

Tháng 10 năm 2021, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021. Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding

- mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan: người tiêu dùng, chuyên gia được thực hiện trong tháng 8/2021.

Danh sách 1: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - Nhóm ngành: Sữa và sản phẩm từ sữa

Nguồn: Vietnam Report, 2021

Danh sách 2: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - Nhóm ngành: Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác

Danh sách 3: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - Nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn

Nguồn: Vietnam Report, 2021

Danh sách 4: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - nhóm ngành: Thực phẩm tươi sống, đông lạnh

Danh sách 5: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2021 - nhóm ngành: Đồ uống có cồn

Nguồn: Vietnam Report, 2021

Danh sách 6: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2021 - nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…)

Nguồn: Vietnam Report, 2021

4.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm

Doanh nghiệp ngành thực phẩm khi thực hiện hoạt động kinh doanh có những nét riêng biệt so với các doanh nghiệp trong ngành khác:

Thứ nhất là việc ít hiểu biết đầy đủ về các hàng hóa thực phẩm bán trên thị trường của người tiêu dùng: có thể dễ dàng nhận thấy được các mặt hàng thực phẩm có số lượng và chủng loại đa dạng trên thị trường, dù doanh nghiệp đã thực hiện nhiều hoạt động hay cách thức để giới thiệu hàng hóa cũng như thông tin về doanh nghiệp mình, nhưng những người tiêu dùng thường có xu hướng không nắm bắt hết các thông tin như địa chỉ sản xuất, chất lượng, đặc tính, công dụng và cách thức sử dụng của tất cả các loại hàng hoá.

Thứ hai là nhu cầu mua hàng thực phẩm trên thị trường ro ràng phụ thuộc và thay đổi khi có sự thay đổi về thời gian cũng như địa phương.

Thứ ba là giữa những người tiêu dùng có sự khác biệt với nhau về tầng lớp dân cư, địa vị, nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, độ tuổi, tập quán sinh hoạt nên sự hiểu biết và chọn lựa tiêu dùng của người tiêu dùng đối với cá loại sản phẩm do các doanh nghiệp thực phẩm cung cấp có sự khác nhau một cách nhất định.

Cuối cùng là việc tiêu dùng các sản phẩm do doanh nghiệp thực phẩm cung cấp thường diễn ra một cách lặt vặt cũng như phân tán.

4.1.3. Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của ngành thực phẩm ViệtNam Theo BMI, doanh số thực phẩm và đồ uống của Việt Nam vào năm 2018 là Nam Theo BMI, doanh số thực phẩm và đồ uống của Việt Nam vào năm 2018 là

khoảng 800,000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15,1% GDP vào năm 2018. Trong năm 2019, doanh số thực phẩm và đồ uống là khoảng 921,772 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% GDP. Năm 2020, doanh số của ngành hàng thực phẩm và đồ uống lên tới 957,867 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2019, đồng thời chiếm khoảng 15,8% GDP. Điều này chứng tỏ ngành thực phẩm đồ uống có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 15% tổng GDP của Việt Nam. Doanh thu ngành thực phẩm, đồ uống dự đoán được tăng lên hơn 1,200,000 tỷ đồng vào năm 2022. Bên cạnh đó, thực phẩm và đồ uống cũng chiếm tới khoảng 35% chi tiêu hàng tháng của người dân. Theo ước tính, sẽ có khoảng 17 triệu hộ gia đình trung lưu ở Việt Nam vào năm 2030. Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường lớn thứ ba về số lượng người tiêu dùng và lớn thứ năm về tổng chi tiêu ở Đông Nam Á vào năm 2030. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thực phẩm và đồ uống.

Hình 4.1. Doanh thu ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2020, và dự báo từ năm 2021 đến năm 2024

Nguồn: BMI, 2021

4.2. Đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.2.1. Tổng quan chung về Z-score của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

Bảng 4.3. Điểm số Z” của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm

2020 Năm CTCP 2015 2016 2017 2018 2019 2020 CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (AGM) 3.6709 2.9559 3.4058 5.9677 4.7255 4.7050 CTCP Bibica (BBC) 6.3125 6.8791 6.9691 6.0854 3.7984 4.5514 Tổng CTCP Bia - Rượu

- Nước giải khát Hà Nội (BHN) 4.1632 4.9294 2.2263 3.0016 4.6697 6.7702 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 3.6484 2.8529 3.4096 2.4264 2.9955 2.4041 CTCP Đầu tư du lịch và Phát triển Thủy sản (DAT) 3.5042 2.5824 1.7185 1.6607 2.4079 2.5157 CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) 2.4786 2.4947 0.9354 0.8849 0.7392 2.6493 CTCP GTNFoods (GTN) 2.8451 12.0453 6.4018 6.5519 11.2480 12.3766 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 3.9156 5.0251 4.0836 4.2451 3.3193 3.1927

CTCP Đường Kon Tum

(KTS) 11.3435 28.2262 4.5601 1.9299 1.0273 2.2550

CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF)

2.6750 3.4079 2.3791 -0.5059 2.9570 7.0459

CTCP Mía Đường Lam

Năm CTCP 2015 2016 2017 2018 2019 2020 CTCP Tập đoàn Masan (MSN) 1.7089 1.8602 1.8853 6.9003 8.2695 4.2394 CTCP Nafoods Group (NAF) 7.7609 5.9496 4.7623 3.1237 3.5452 3.2206 CTCP Tập đoàn Pan (PAN) 5.7686 6.7411 5.0591 4.8481 3.5645 3.2628 Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB)

5.8761 6.0622 6.5974 7.9947 9.2765 10.0425

CTCP Lương thực Thực

phẩm Safoco (SAF) 11.7857 9.8005 10.5729 6.9472 7.2649 8.1848 CTCP Thành Thành

Công - Biên Hòa (SBT) 2.7088 2.5163 1.5782 3.9326 6.2749 4.2652

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 54)

w