Phân tích điểm số Z” của doanh nghiệp thực phẩm có tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 73 - 86)

không an toàn

Từ các doanh nghiệp ban đầu, tác giả sẽ đi phân tích tình các doanh nghiệp ở nhóm có tình hình tài chính không lành mạnh, có nguy cơ phá sản, kiệt quệ tài chính. Quá trình phân tích sẽ dựa trên Điểm số Z’’ và các chỉ số cấu thành nên Điểm số Z’’, từ đó tìm ra nguyên nhân vì sao doanh nghiệp bị rơi vào nhóm phá sản, kiệt quệ tài chính.

4.2.2.1. CTCP Vang Thăng Long (VTL)

CTCP Vang Thăng Long (VTL) tiền thân là Xí nghiệp Nước Giải khát Thăng Long được thành lập năm 1989 trực thuộc Công ty Rượu bia Hà Nội. CTCP Vang Thăng Long chuyển thành công ty cổ phần vào năm 2001. Năm 2005, cổ phiếu của Công ty được niêm yết và giao dịch tại sàn HNX. Lĩnh vực kinh doanh chính của

Z" X4 X3 X2 X1 -3 -2 -1 2020 2019 2018 2017 2016 2015 0 1 2 3

Công ty là sản xuất rượu vang, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, chế biến và bảo quản rau quả.

Bảng 4.6. Chỉ số Z” của CTCP Vang Thăng Long từ năm 2015 đến năm 2020

Năm Chỉ số 2015 2016 2017 2018 2019 2020 X1 0.0208 -0.0625 0.0247 0.1020 -0.0188 -0.1508 X2 0.0233 0.0222 0.0254 0.0295 -0.0919 -0.2061 X3 0.0776 0.0773 0.0742 0.1849 -0.0344 -0.0598 X4 0.3468 0.3140 0.4571 0.6790 0.3905 0.2079 Z" 1.0978 0.5115 1.2230 2.7208 -0.2443 -1.8453

Hình 4.4. Chỉ số Z” của CTCP Vang Thăng Long từ năm 2015 đến năm 2020

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp

Đây là doanh nghiệp có tình hình an toàn tài chính kém nhất nhóm. Năm 2015, doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng phá sản kiệt quệ tài chính, sau đó điểm số Z” của doanh nghiệp tiếp tục giảm mạnh vào năm 2016, với giá trị là 0.5115, giảm khoảng một nửa so với chỉ số Z” năm 2015. Có thể thấy ro ràng nguyên nhân của việc giảm chỉ số Z” rất đáng kể này đến từ việc chỉ số X1 của doanh nghiệp vào năm 2016 đã giảm xuống mức âm với giá trị chỉ là -0.0625. X1 là chỉ số được xác định bằng tỷ lệ vốn lưu động trên tổng tài sản. Để tiến hành sản xuất, ngoài các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy, vốn lưu động ròng là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động. Ngoài ra, vốn lưu động ròng còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục và là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động ở mức hợp lý nhằm cung cấp đủ tiền cho công ty để đảm bảo chi trả nghĩa vụ nợ ngắn hạn và các chi phí hoạt động. Một mức đầu tư tài sản lưu động “rộng rãi” giúp doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán tốt và đảm bảo đạt được mức lợi nhuận dự kiến tốt hơn nhưng tỷ suất lợi nhuận đạt được thường không cao. Việc quản trị vốn lưu động không tốt sẽ có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng không thể thanh toán cho đối tác cũng như ngân hàng, và vì thế có thể là nguyên nhân gây ra tình hình kiệt quệ tài chính, phá sản cho doanh nghiệp. Việc chỉ số X1 của CTCP Vang Thăng Long bị âm vào năm 2016 là dấu hiệu đáng báo động cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong khi tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vào khoảng 88 tỷ đồng, thì nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ở mức khoảng 96 tỷ đồng, chênh lệch khoảng 8 tỷ đồng, mặc dù là một con số không lớn, nhưng nếu để tình trạng này xảy ra lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tình trạng này đã được cải thiện vào các năm 2017 và 2018, và đặc biệt vào năm 2018,

với chỉ số X1 khoảng 10%, cũng như việc cải thiện trong chỉ số X4, tăng khoảng 1,5 lần so với chỉ số X4 (Vốn chủ sở hữu/ Tồng nợ) vào năm 2016 của doanh nghiệp, lên mức 0.679 điểm, đã giúp doanh nghiệp đạt được chỉ số Z” cao nhất trong khoảng thời gian khảo sát là 2.7208, giúp doanh nghiệp được xét vào nhóm doanh nghiệp có tình hình tài chính an toàn vào năm này. Sang năm 2019 và 2020, Điểm số Z’’ của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng khiến doanh nghiệp lại một lần nữa rơi vào nhóm doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ, nguyên nhân đến từ việc tất cả các chỉ số đều sụt giảm.

Các giá trị X2 và X3 của doanh nghiệp luôn thấp nhưng tuy vậy 2 chỉ số này cũng góp phần đáng kể vào nhận diện an toàn của doanh nghiệp thông qua Điểm số Z’’, đặc biệt trong năm 2019 và năm 2020, hai chỉ số này cũng sụt giảm một cách nghiêm trọng và bị rơi vào giá trị âm, nguyên nhân là do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến việc doanh thu của doanh nghiệp không đáp ứng được các chi phí của doanh nghiệp. Năm 2018, chỉ số X2 của doanh nghiệp là 2.95% nhưng sang đến năm 2019 và 2020, chỉ số X2 giảm chỉ còn ở mức -9.19% và -20.61%. Đây là con số rất thấp. Cũng tương tự như chỉ số X2, chỉ số X3 của doanh nghiệp vào năm 2018 là 18.49%, đây là con số cao nhất của X3 và là một con số khả quan cho doanh nghiệp này. Mặc dù vậy, con số này cũng không duy trì được lâu, đã giảm mạnh vào năm 2019 và năm 2020, với chỉ số lần lượt là – 3.44% và -5.98%. Chỉ số X2 được xác định bằng công thức Lợi nhuận giữ lại trên Tổng tài sản, còn chỉ số X3 được xác định bằng công thức Lợi nhuận sau thuế và lãi vay trên Tổng tài sản. Việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả đã khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp cực kỳ kém. Trong năm 2019 và năm 2020, lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp lần lượt là -12 tỷ và -27 tỷ, trong khi đó lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp lần lượt là -4 tỷ và – 8 tỷ. Chính việc này cộng thêm với việc chỉ số X1 âm do vốn lưu động của doanh nghiệp âm là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả điểm số Z” của doanh nghiệp vào năm 2019 và 2020 tụt xuống mức -0.2443 và -1.8453. Đây là những con số đáng báo động của doanh nghiệp.

Có thể thấy, sự biến động tính an toàn tài chính của CTCP Vang Thăng Long qua Điểm số Z’’ liên quan đến cả 4 chỉ tiêu X1, X2, X3 và đặc biệt là chỉ tiêu X4.

Chính việc làm ăn thua lỗ, nợ phải trả cao, và việc điều tiết vốn lưu động ròng không hợp lý đã làm cho tình hình tài chính của CTCP Vang Thăng Long luôn đa phần bất ổn. CTCP Vang Thăng Long cần sớm thực hiện các biện pháp phù hợp để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh cũng như quy trình quản lý vốn của doanh nghiệp này.

4.2.2.2. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC)

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) tiền thân là Công ty Nông sản Hà Bắc thành lập năm 1996. Năm 2005, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. DBC chủ yếu sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống gia súc gia cầm, phân bón và chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, Công ty còn đầu tư vào xây dựng các khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản. DBC là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước.

Bảng 4.7. Chỉ số Z” của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020 Năm Chỉ số 2015 2016 2017 2018 2019 2020 X1 0.1534 0.1083 -0.0192 -0.0364 -0.0461 0.0395 X2 0.0480 0.0750 0.0284 0.0431 0.0363 0.1231 X3 0.0819 0.1146 0.0571 0.0697 0.0654 0.1845 X4 0.7332 0.5578 0.4901 0.4609 0.7137 0.2079 Z" 2.47859 2.49474 0.93543 0.88495 0.73922 2.64933

03.000 02.500 02.000 01.500 01.000 00.500 00.000 2015 2016 2017 2018 2019 2020 -00.500 X1 X2 X3 X4 Z"

Hình 4.5. Chỉ số Z” của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp

CTCP Tập đoàn Dabaco là doanh nghiệp có điểm số Z” tương đối biến động trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020. Doanh nghiệp này có điểm số Z” có giá trị là 2.47859 và 2.49474 trong vòng 2 năm 2015 và 2016, và bị xếp vào vùng xám, tức là có nguy cơ phá sản theo mô hình điểm số Z” của Altman.

Nguyên nhân doanh nghiệp có chỉ số Z” rơi vào vùng xám là do việc các chỉ số X1, X2, X3, X4 của doanh nghiệp đều thấp, và thấp so với các doanh nghiệp ngành thực phẩm được đánh giá có tình hình tài chính lành mạnh được nghiên cứu trong cùng khoảng thời gian.

Trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019, chỉ số Z” của doanh nghiệp giảm liên tục và rơi vào mức khoảng 0.7 đến 0.9 điểm, mặc dù vậy chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2020 với giá trị là 2.64933 điểm, giúp doanh nghiệp này được xếp vào nhóm có tình hình tài chính an toàn, lạnh mạnh vào năm 2020. Nguyên nhân có sự cải thiện này đến chủ yếu từ chỉ số X2 và X3 của doanh nghiệp, tức cũng là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã được cải thiện cực tốt vào năm 2020. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp vào

năm 2019 là 345 tỷ đồng đã tăng lên khoảng 4,5 lần và đạt giá trị 1,554 tỷ đồng vào năm 2020, cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cực kỳ được cải thiện. Có thể kết luận được, trong năm 2020 việc doanh nghiệp cải thiện được tình hình kinh doanh đã góp phần làm cho chỉ số X2, X3 của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, đồng thời việc quản trị vốn lưu động ròng tốt hơn đã giúp cải thiện chỉ số X1, mặc dù việc doanh nghiệp đi vay nợ nhiều hơn để sản xuất kinh doanh đã làm chỉ số X2 của doanh nghiệp giảm, nhưng việc này không làm ảnh hưởng đến việc năm 2020, doanh nghiệp được xếp vào nhóm an toàn tài chính.

4.2.2.3. CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF)

CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An có tiền thân là Xí nghiệp Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An, một doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1985. Doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu điều nhân chiếm 80% và điều thành phẩm là 20% tại các thị trường Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Úc và Trung Đông. Doanh nghiệp có văn phòng chính tại TP. Tân An (Long An), một nhà máy sản xuất tại Cụm công nghiệp Lainco với tổng diện tích 2.45 ha và mạng lưới các đơn vị gia công thường xuyên, ổn định.

Bảng 4.8. Chỉ số Z” của CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF) từ năm 2015 đến năm 2020 Năm Chỉ số 2015 2016 2017 2018 2019 2020 X1 0.2669 0.3286 0.2689 0.2406 0.2656 0.3935 X2 -0.2316 -0.1326 -0.0917 -0.4930 -0.1805 0.0544 X3 0.0965 0.0892 0.0341 -0.2581 0.0916 0.1322 X4 0.9817 1.0341 0.6527 1.1971 1.1308 3.2372 Z" 2.6750 3.4079 2.3791 -0.5059 2.9570 7.0459

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp

Điểm đặc biệt khi phân tích chỉ số Z” của CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An là việc trong hai năm doanh nghiệp đều có chỉ số Z” lớn hơn 2.6 và

thuộc nhóm an toàn tài chính, nhưng đến năm 2017 doanh nghiệp chuyển sang nhóm vùng xám với chỉ số Z” cũng không qua thấp, và đột ngột vào năm 2018 chỉ số Z” của doanh nghiệp giảm chi còn -0.5059 cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang rơi vào thời kỳ khó khăn, nhưng đến năm 2019 doanh nghiệp lại quay về nhóm an toàn với chỉ số Z” là 2.9570.

Đầu tiên, xét về chỉ số X1 của doanh nghiệp, có thể nhận xét được rằng chỉ số này gần như ổn định qua các năm dao động từ khoảng 20% đến 30%.

Tương tự như thế, chỉ số X4 của doanh nghiệp cũng ở mức khá tốt, dao động từ khoảng 0.6 đến 3.2 điểm.

Về chỉ số X2 của doanh nghiệp, lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản của doanh nghiệp có giá trị âm trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu, đặc biệt lên đến khoảng -49% vào năm 2018, nguyên nhân là do lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp vào năm 2018 lên đến -105,344,365 nghìn đồng, trong khi đó tổng tài sản của doanh nghiệp lại giảm hơn một nửa so với năm 2017, xuống mức 213,701,015 nghìn đồng. Cùng với chỉ số X3 bị âm vào năm 2018, chỉ số X2 bị sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến việc Z” của doanh nghiệp mang giá trị âm. Sang năm 2020, khi lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp và tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp được cải thiện thì ngay lập tức doanh nghiệp đạt chỉ số Z” lên đến 7.0459 đây là con số hết sức an toán. Có thể nhận xét được để có thể nằm được trong nhóm an toàn tài chính, CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF) cần phải cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tăng phần lợi nhuận giữ lại.

Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu tài chính của CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF) từ năm 2015 đến 2020 Đơn vi tính: nghìn đồng Năm Chỉ tiêu tài chính 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Vốn lưu động

ròng 81,439,535 113,681,381 122,532,922 51,415,706 67,220,933 81,669,217 Tổng tài sản 305,095,051 346,004,619 455,760,652 213,701,015 253,085,045 207,545,222

Lợi nhuận giữ

lại (70,660,638) (45,881,484) (41,786,581) (105,344,565) (45,685,438) 11,283,169 Tổng lợi nhuận

trước thuế và lãi vay

24,358,952 26,085,322 6,370,720 (55,147,724) 23,190,134 27,432,482

Vốn chủ sở hữu 151,141,566 175,900,720 179,995,623 116,437,639 134,310,185 158,563,359

Giá trị sổ sách

của nợ 153,953,485 170,103,899 275,765,029 97,263,376 118,774,860 48,981,863

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp 4.2.2.4. CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT)

SBT được thành lập vào năm 1995, tiền thân của doanh nghiệp này là doanh nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn Group Sucrecries Bourbon và Liên hiệp Mía đường II và Liên hiệp mía đường Tây Ninh. Doanh nghiệp hiện đang có 9 nhà máy sản xuất đường tại các khu vực trọng điểm, chiếm hơn 50% lượng đường cung cấp toàn quốc; sở hữu các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới từ khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi cho đến các đảo quốc thuộc khu vực Thái Bình Dương.

Bảng 4.10. Chỉ số Z” của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) từ năm 2015 đến năm 2020 Năm Chỉ số 2015 2016 2017 2018 2019 2020 X1 0.2109 0.1669 0.0515 0.0495 0.0681 0.1957 X2 0.0565 0.0574 0.0484 0.0108 0.0157 0.0412 X3 0.0677 0.0800 0.0789 0.0673 0.0667 0.0721 X4 0.6537 0.6635 0.5258 2.9719 5.0747 2.2503

Z" 2.7088 2.5163 1.5782 3.9326 6.2749 4.2652

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp

Có thể nhận thấy được, trừ hai năm 2016 và năm 2017 doanh nghiệp được xếp vào nhóm vùng xám, tức nhóm chưa ro ràng về tình hình tài chính, còn vào các năm còn lại công ty đều được xếp vào nhóm an toàn tài chính và có chỉ số Z” khá cao. Nguyên nhân của việc sụt giảm chỉ số Z” của doanh nghiệp này vào năm 2016 đến chủ yếu từ việc giảm sút chỉ số X1, vốn lưu động ròng/ tổng tài sản. Trong năm 2016 khi vốn lưu động ròng của doanh nghiệp giảm xuống còn 1,303,197,237 nghìn đồng, thì tổng tài sản của doanh nghiệp lại tăng từ 6,836 tỷ đồng lên 7,806 tỷ đồng. Còn riêng đối với năm 2017, chỉ số Z” của doanh nghiệp này giảm khá nhiều xuống mức chỉ còn 1.5782 điểm. Nguyên nhân của việc giảm sút này cũng đến chủ yếu từ chỉ số X1, vào năm 2016 chỉ số này là 16.99% đã giảm hơn ba lần xuống chỉ còn 5,15%, lý do là vì trong khi vốn lưu động ròng của doanh

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 73 - 86)

w