Đối với riêng ngân hàng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 93 - 94)

Với ngân hàng thì tính thu hồi vốn gốc và lãi của nợ là một yêu cầu tất yếu. Nên ngân hàng thường đánh giá mức độ tín nhiệm và rủi ro không trả được nợ của khách hàng trước khi quyết định cho vay. Điểm số Z’’ tuy không cho kết quả đánh giá mức độ tín nhiệm hoặc rủi ro của khách hàng thuần túy mà chủ yếu đưa ra dự báo cũng như phân loại doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ nhưng những dự báo và phân loại đó hoàn toàn có thể dùng làm cơ sở cho XHTN và đánh giá rủi ro của khách hàng.

Một ví dụ của việc ứng dụng mô hình Điểm số Z’’ vào xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp chính là nghiên cứu của Altman và đồng sự vào năm 1995. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã nghiên cứu trên 700 doanh nghiệp và tìm ra sự tương đồng của Điểm số Z’’ với hệ số tín nhiệm của S&P từ đó sửa đổi mô hình Z’’ thành EMS (Emerging market scoring) bằng cách cộng thêm hằng số 3,25.

EMS = Z’’ + 3,25 = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

Nhà đầu tư hoặc ngân hàng có thể dùng mô hình Điểm số Z’’ hay cụ thể hơn là EMS để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định đầu tư hay cấp vốn vay. Tuy nhiên, kết quả phân chia điểm số tương ứng với xếp hạng như trên là dùng cho thị trường nước ngoài nên nếu ứng dụng vào Việt Nam cần có nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.

Tóm lại, vì là một mô hình khá đơn giản và dễ ứng dụng nên doanh nghiệp, nhà đầu tư hay chủ nợ đều có thể dùng mô hình để phân loại, phát hiện ra vấn đề của doanh nghiệp từ đó đưa ra điều chỉnh, đầu tư hay cấp vốn hợp lý. Đặc biệt là đối với các ngân hàng, một hệ thống XHTN xây dựng trên cơ sở Điểm số Z’’ là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 93 - 94)

w