lượng và hiệu quả
- Tính đồng bộ
Thứ nhất, tính đồng bộ là phải đảm bảo được cơ cấu phù hợp giữa các cấu phần của thị trường vốn với thị trường tiền tệ (tín dụng). Đồng thời, còn phải thể hiện ở sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành từ Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho đến Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam phối hợp cùng các công ty con, các doanh nghiệp niêm yết, các nhà đầu tư trong việc thực hiện các vấn đề.
Thứ hai, thông qua công tác đánh giá những thành tựu; những nhiệm vụ chưa hoàn thành; các điểm hạn chế, yếu kém; để đúc kết các bài học kinh nghiệm đã diễn ra trên thị trường vốn trong giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012). Bên cạnh đó, việc tập trung rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển thị trường vốn bền vững hơn, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô bằng cách đa dạng hóa nhiều sản phẩm dịch vụ. Từ đó, tạo dựng môi trường hoạt động thông thoáng, công khai, minh bạch, đạt được mục tiêu hiệu quả thị trường vốn và đưa ra các phương hướng mang tính chiến lược, định hướng phát triển thị trường vốn giai đoạn sắp tới 2021-2030.
Thứ ba, để thị trường vốn đạt được tính đồng bộ thì cần đẩy mạnh việc tái cấu trúc mang tính toàn diện, trong đó cần tập trung cơ cấu lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán cả về số lượng lẫn quy mô. Nhằm tạo ra các tổ chức có quy mô lớn hơn, có sức cạnh tranh, chuyên nghiệp hơn, năng lực chuyên môn sâu, năng lực tài chính bền vững; để từ đó kiểm soát tốt các xung đột lợi ích hay các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.
Thứ tư, yếu tố quyết định đến tính đồng bộ của thị trường vốn không thể không nhắc đến việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, làm chủ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào việc chuyển đổi số. Từ đó, vừa thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn vừa kết hợp quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn cho thị trường vốn, đáp ứng nhu cầu về phát triển đất nước.
Thứ năm, tính đồng bộ còn thể hiện ở khía cạnh khả năng chủ động trong việc hội nhập thị trường tài chính quốc tế, đảm bảo thực hiện đúng cam kết theo thỏa thuận tại các Hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết. Việc chủ động tiếp cận các chuẩn mực chung, thông lệ quốc tế sẽ giúp thị trường vốn Việt Nam tăng tính cạnh tranh và từng bước thu hẹp khoảng cách so với các thị trường vốn của quốc gia khác trong khu vực. Từ đó, góp phần đưa ra các giải pháp để nâng hạn thị trường vốn Việt Nam từ vị trí “thị trường cận biên” lên hạng “thị trường mới nổi”.
- Tính hiệu quả của thị trường vốn
Đối với những định hướng phát triển thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 luôn đặt ra yêu cầu đối với thị trường tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và đòi hỏi cần có sự thay đổi mạnh mẽ về mô hình, tổ chức thị trường vốn nhằm đem lại hiệu quả cho thị trường vốn. Trong giai đoạn này, thị trường vốn cần tiếp tục phát huy các thành tính đang có; nhưng không quên nỗ lực, phấn đấu cao hơn và nhìn thẳng vào những điểm còn hạn chế, yếu kém để từ đó thay đổi tư duy, điều hành, cách thức thực hiện; góp phần thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều hướng cân bằng, minh bạch và ổn định, cụ thể:
Thứ nhất, đối với việc đồng bộ hệ thống pháp luật thì cần tập trung nỗ lực để đưa ra các quy định, chính sách hay các văn bản hướng dẫn mang tính thực tiễn cao, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư. Từ đó, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, để Chính phủ ban hành chiến lược phát triển thị trường vốn cho giai đoạn này và định hình được những giải pháp về lộ trình phát triển thị trường vốn nhằm hướng tới mục tiêu công bằng, minh bạch và trở thành kênh huy động động vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế.
Thứ hai, đối với chặng đường tái cấu trúc thị trường vốn thì cần chú trọng vào bốn trụ cột lớn gồm: (i) Cơ cấu lại tổ chức thị trường vốn; (ii) Cơ cấu lại cơ sở hạ tấng; (iii) Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư; (iv) Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán. Nhìn chung đối với việc tái cấu trúc lại thị trường vốn thì cần hoàn thiện bộ máy tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ và các công ty con. Cùng với đó, thị trường vốn sẽ tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện quá trình tái cấu của các công ty chứng khoán; để nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tạo mức độ an toàn về tài chính.
Thứ ba, đối với việc phát triển hàng hóa trên thị trường vốn cần tiếp tục phát huy chính sách khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thực hiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng nhưng gắn với niêm yết (có tên gọi là “Initial Public Offering - IPO”) và đăng ký giao dịch trên thị trường vốn. Tạo ra nguồn cung cổ phiếu chất lượng cao do đã được xét duyệt các điều kiện về IPO. Bên cạnh đó, không quên nhiệm vụ thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước theo kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra. Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển thị trường vốn trong từng thời kỳ và hướng tới các sản phẩm có cấu trúc phức hợp, các loại chứng chỉ lưu ký, đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Đặc biệt, mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2021-2030 chính là xây dựng và thiết lập thị trường giao dịch tập trung cho các trái phiếu doanh nghiệp; phân luồng các thị trường dành cho các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp sáng tạo. Từ đó, sẽ đạt được mục tiêu cân đối các cấu phần của thị trường vốn và tạo nhiều nguồn cung hàng hóa cho thị trường.
Thứ tư, để định hướng và phát triển thị trường vốn được hiệu quả không thể thiếu đến sự đóng góp của công nghệ thông tin. Việc hoàn thành và đưa hệ thống công nghệ mới vào thị trường vốn theo đúng định hướng cần phải được tổ chức hoạt động đồng loạt tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Từ đó, sẽ hiện đại hóa hạ tầng công nghệ để phục cho việc đầu tư phát triển thị trường vốn cũng như phục vụ cho quản lý, giám sát các giao dịch trên thị trường.