Ngành bất động sản là một trong những ngành có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, có mối quan hệ trực tiếp với thị trường tài chính và thị trường tiền tệ, thị trường xây dựng và vật liệu xây dựng, thị trường lao động… Phát triển và quản lý hiệu quả ngành bất động sản đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển đất nước, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển bền vững đô thị và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu đóng góp của ngành bất động sản
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ
1 Tỷ trọng bất động sản/ tổng giá trị tăng thêm của khu
vực doanh nghiệp (giai đoạn 2016 – 2020) 14,88% 2 Tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản / tổng lợi
nhuận toàn khối doanh nghiệp (2018) 7,12% 3 Thuế, phí bất động sản / ngân sách (2018) 10,3% 4 Đóng góp của nhân tố vốn là đất (giá trị của đất) vào
GDP (giai đoạn 2016 – 2020) 5,98%
5 Đóng góp của bất động sản trong GDP (năm 2019) 10,49%
(Nguồn: Hiệp hội bất động sản Việt Nam, 2021)
Bảng 4.5 cho thấy, trong giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp bất động sản ước tính chiếm 14,88% tổng giá trị tăng thêm của toàn bộ doanh nghiệp. Thuế và phí từ ngành bất động sản năm 2018 chiếm tỷ trọng 10,3% đóng góp vào ngân sách nhà nước. Năm 2019, ngành bất động sản đóng góp 10,49% vào GDP cả nước.
Bảng 4.6. Tác động của ngành bất động sản đến một số ngành khác
Khi nhóm ngành bất động sản giảm 10% Thay đổi
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản -0,366%
Công nghiệp khai thác -0,21%
Công nghiệp chế biến chế tạo -0,861%
Du lịch -0,352%
Dịch vụ khác -0,348%
GDP -1,247%
(Nguồn: Hiệp hội bất động sản Việt Nam, 2021)
Theo số liệu công bố của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, ngành bất động sản liên quan mật thiết đến hơn 40 ngành quan trọng khác của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, sản xuất, du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống và tài chính ngân hàng… Bảng 4.6 cho thấy nếu giá trị sản xuất của ngành bất động sản thay đổi 10% thì sẽ tác động tới GDP làm thay đổi 1,25%. Trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nhất là các ngành công nghiệp sản xuất như chế biến, chế tạo thay đổi 0,86%. Tiếp đến là các ngành nông lâm thủy sản thay đổi 0,37%. Sau đó là ngành du lịch và dịch vụ khác thay đổi 0,35%.
Bảng 4.7. Quy mô vốn hóa các ngành trên sàn HOSE
Ngành Giá trị vốn hóa(tỷ đồng) Tỷ trọng/ Tổng giá trị vốn hóathị trƣờng cổ phiếu (%)
1. Tài chính, ngân hàng 953.804 29,08
2. Bất động sản 894.348 27,26
3. Công nghiệp 280.548 8,55
4. Tiêu dùng thiết yếu 509.546 15,53
5. Nguyên vật liệu 121.403 3,7
6. Ngành, lĩnh vực còn lại 519.961 15,86
Bảng 4.7 cho thấy quy mô vốn hóa của ngành bất động sản năm 2019 đứng thứ hai trên sàn HOSE với tỷ trọng 27,26%, chỉ xếp sau ngành ngân hàng 29,08%.
Mặt khác, theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam, quy mô ngành bất động sản trong giai đoạn 2020 - 2030 có thể lên đến 22% tổng tài sản toàn nền kinh tế. Tỷ lệ của ngành bất động sản trong tổng giá trị tài sản của toàn nền kinh tế năm 2020 đạt 20,8% (tương ứng với 205,26 tỷ USD / 986,82 tỷ USD). Đến năm 2025, dự báo đạt 21,2% (tương ứng với 462,7 tỷ USD / 2.183,09 tỷ USD). Đến năm 2030, sẽ đạt 22% (tương ứng với 1.232,29 tỷ USD / 5.601,31 tỷ USD).
Ngoài ra, giá trị tăng thêm của ngành bất động sản năm 2025 dự báo đạt khoảng 1.249,8 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,72% GDP. Năm 2030 dự báo đạt khoảng 3.428,7 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,6% GDP. Từ đó, có thể thấy được vai trò quan trọng của ngành bất động sản đối với nền kinh tế.