Mô hình H-score

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Zscore và H score trong dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 28 - 30)

Một trong những mô hình ra đời sau nhưng cũng được đánh giá cao cho khả năng dự báo phá sản chính xác đến 98% khi sử dụng để kiểm định doanh nghiệp trước khi phá sản một năm và 81% đối với việc dự báo trên một năm là mô hình Fulmer (Fulmer và cộng sự, 1984). Với cùng phương pháp phân tích đa biệt thức được sử dụng trong nghiên cứu của Altman, cho phép chọn lọc ra các biến có tác động lớn nhất đến khả năng dự báo, mô hình Fulmer đã lựa chọn từ 40 chỉ số tài chính với bộ mẫu gồm 60 công ty trong đó 30 công ty phá sản và 30 công ty có tình hình tài chính khỏe mạnh để xây dựng mô hình dự báo phá sản gồm 9 biến.

Mô hình H-score có dạng:

H = 5,528V1 + 0,212V2 + 0,073V3 + 1,270V4 – 0,120V5 + 2,335V6 + 0,575V7

+ 1,083V8 + 0,894V9 – 6,075 Trong đó:

V1 = Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản V2 = Doanh thu / Tổng tài sản

V3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Vốn chủ sở hữu V4 = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh / Nợ phải trả V5 = Nợ phải trả / Tổng tài sản

V6 = Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản V7 = Logarit (Tài sản hữu hình)

V8 = Vốn lưu động / Nợ phải trả

V9 = Logarit (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Lãi vay)

Sau khi tính ra kết quả các biến số từ V1 đến V9, chúng ta tính giá trị chỉ số H dựa trên phương trình tuyến tính với 9 biến trên.

- Nếu H < 0: Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. - Nếu H ≥ 0: Doanh nghiệp an toàn.

Sự khác biệt chủ yếu trong mô hình của Fulmer là mô hình này tập trung xem xét trên nhóm đối tượng chính là nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn trong khoảng

450.000 USD. Theo Fulmer, nghiên cứu của Altman chọn lựa bộ mẫu dữ liệu gồm các doanh nghiệp có tổng tài sản lớn với quy mô tài sản ước tính 100.000.000 USD, do đó dẫn đến việc hạn chế trong ứng dụng đối với nhóm doanh nghiệp có quy mô tài sản nhỏ. Vì vậy, mô hình dự báo của Fulmer được biết đến như một mô hình dự báo phá sản dành cho các doanh nghiệp nhỏ, hay còn được biết đến như mô hình H-score.

Nhìn chung xem xét giữa 2 mô hình dự báo của Altman và mô hình của Fulmer ta có một số nhận định chung:

Xét về số biến nghiên cứu, mô hình Fulmer có số biến xem xét nhiều hơn mô hình Altman 4 biến, trong đó có 2 biến xuất hiện ở cả hai mô hình là biến lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản và biến doanh thu thuần trên tổng tài sản. Trong đó, biến lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản phản ánh hai điều. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả đảm bảo cho việc thực thi các nghĩa vụ tài chính và tích lũy. Hơn nữa chỉ tiêu này cũng phản ánh định hướng của doanh nghiệp trong việc trích lập lợi nhuận để tái đầu tư thay vì chia lợi nhuận. Do đó chỉ tiêu này càng lớn doanh nghiệp càng an toàn.

Cũng theo Altman đời sống của doanh nghiệp có tác động lớn đến chỉ tiêu này. Một doanh nghiệp mới thành lập sẽ có lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản thấp vì doanh nghiệp chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp mới thành lập thường có nguy cơ phá sản cao hơn những doanh

nghiệp đã kinh doanh lâu đời. Cụ thể năm 1980, thống kê cho thấy 54% các doanh nghiệp phá sản trong vòng 1 năm đến 5 năm sau khi thành lập.

Trong khi biến doanh thu thuần trên tổng tài sản còn được gọi là vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thích nghi tốt với tình hình cạnh tranh và tạo ra doanh thu.

Xét trên nhóm biến sử dụng thì mô hình Altman tập trung vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vì vậy, biến khả năng sinh lời trong mô hình Z-score có trọng số lớn nhất. Xét với mô hình Fulmer biến sinh lời cũng là biến có trọng số lớn nhất trong mô hình.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Zscore và H score trong dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w