3.5.1. Mô hình Z-score
Mô hình Z-score (1968) áp dụng đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa ngành sản xuất, mô hình Z-score (1983) áp dụng đối với các doanh nghiệp chưa cổ phần hóa ngành sản xuất, mô hình Z-score (1995) áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm phi sản xuất.
Mặc dù mô hình Z-score được phát minh tại Mỹ nhưng nó đã được kiểm nghiệm và ứng dụng ở nhiều quốc gia, bao gồm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Mẫu kiểm định với các công ty vỡ nợ tại thị trường Mỹ cho thấy mô hình
Z-score (1968) có khả năng dự báo bất ổn với tỷ lệ chính xác 94% vào thời điểm một năm trước phá sản, tỷ lệ giảm xuống còn khoảng 72% trong vòng hai năm. Trong khi đó, tại các mẫu kiểm định ở thị trường mới nổi như Mexico, Thái Lan, độ tin cậy của mô hình Z-score (1995) đạt hơn 70% vào thời điểm hai năm trước khi doanh nghiệp kiệt quệ tài chính (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Độ chính xác của mô hình Z-score Số năm trƣớc khi thất bại Mô hình Z-score (1968) áp dụng tại thị trƣờng Mỹ 1964-1968 (33 công ty) Mô hình Z-score (1968) áp dụng tại thị trƣờng Mỹ 1997-1999 (120 công ty) Mô hình Z-score (1995) áp dụng tại thị trƣờng Mexico 1994- 1998 (31 công ty) Mô hình Z-score (1995) áp dụng tại thị trƣờng Thái Lan 1995-1999 (62 công ty) 1 94 94 95 92 2 72 74 72 71 3 48 - 43 36 4 29 - 24 19
(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu của Altman (1968, 2000) và Narayanan (1999))
Sau khi xem xét ba phiên bản của mô hình Z-score, tác giả quyết định lựa chọn mô hình Z-score (1995) để áp dụng dự báo phá sản cho cho các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tại Việt Nam. Do đã loại bỏ biến X5 nên mô hình Z-score (1995) có tính chính xác cao khi cùng đo lường rủi ro ở các doanh nghiệp thuộc nhóm sản xuất và phi sản xuất. Vì phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp bất động sản vừa thuộc nhóm sản xuất vừa thuộc nhóm phi sản xuất nên mô hình đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Hơn nữa, mô hình Z-score (1995) đã được chứng minh là phù hợp với những đặc trưng của thị trường mới nổi như khả năng tiếp cận vốn hẹp, quy mô nhỏ và rủi ro thanh khoản cao (Altman, 2000).
Công thức mô hình Z-score (1995) có dạng như sau: Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
X1 = Vốn lưu động / Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản
X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản X4 = Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu / Nợ phải trả Cách phân loại doanh nghiệp:
- Nếu Z” > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, không phá sản.
- Nếu 1,1 < Z” ≤ 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
- Nếu Z” ≤ 1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.
3.5.2. Mô hình H-score
Công thức mô hình H-score có dạng như sau:
H = 5,528V1 + 0,212V2 + 0,073V3 + 1,270V4 – 0,120V5 + 2,335V6 + 0,575V7
+ 1,083V8 + 0,894V9 – 6,075 Trong đó:
V1 = Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản V2 = Doanh thu / Tổng tài sản
V3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Vốn chủ sở hữu V4 = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh / Nợ phải trả V5 = Nợ phải trả / Tổng tài sản
V6 = Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản V7 = Logarit (Tài sản hữu hình) V8 = Vốn lưu động / Nợ phải trả
V9 = Logarit (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Lãi vay)
- Nếu H < 0: Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. - Nếu H ≥ 0: Doanh nghiệp an toàn.