Các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 31 - 35)

7. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1.1.5.1 Các yếu tố môi trường

Thứ nhất: Yếu tố chính trị, luật pháp.

Các yếu tố này chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành cơ h ội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Sự ổn định của môi trường chính trị được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan tr ọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Đối với xuất khẩu, các yếu tố tác động mạnh nhất thuộc chính trị, luật pháp là:

- Hàng rào thuế quan và phi thuế quan của nước nhập khẩu. - Quan điểm và chính sách của chính phủ về công tác xuất khẩu. - Các chính sách và thông lệ quốc tế.

Nắm vững sự hiện diện và thay đổi của các yếu tố trên giúp doanh nghiệp nhìn ra các cơ hội xuất khẩu, vừa ngược lại là nhận thấy những rủi ro.

Đối với Tổng công ty Thương mại Hà Nội, yếu tố này có nhiều tác động gây khó khăn cho xuất khẩu, chủ yếu là quy định về chất lượng hàng nông sản, chất lượng bao bì của các nước, khu vực phát triển như Liên minh Châu Âu EU, Mỹ.

Thứ hai: Yếu tố văn hóa xã hội.

Các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống và hành vi của con người qua đó ảnh hưởng tới cơ cấu nhu cầu, hành vi mua sắm tiêu dùng của khách hàng. Hàng nông sản lại phục vụ trực tiếp cho nhu cầu cơ bản, thiết yếu của con người, chất lượng của nó ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, do vậy yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp cần tìm hiểu nền văn

hóa xã hội, các phong tục tập quán, dân số, xu hướng biến động của dân s ố, hu cầu, thu nhập, thị hiếu, lối sống của thị trường nhập khẩu t ừ đó tiến hành các hoạt động một cách hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với xuất khẩu của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, yếu tố văn hóa – xã hội tác động mạnh đến nhu cầu hàng hóa xuất khẩu cũng như công tác dự báo cầu của doanh nghiệp, hay tác động đến tiềm năng của các thị trường, sự thay đổi cầu hàng hóa xuất khẩu, Ví dụ như sự thay đổi về thị hiếu đồ uống trên thế giới, năm 2009, nền kinh tế suy thoái mạnh, người dân Mỹ trở nên ưa chuộng các đồ uống giá phù hợp hơn như Chè, nhờ đó cầu về Chè ở Mỹ tăng mạnh.

Thứ ba: Yếu tố kinh tế, công nghệ.

Các yếu tố kinh tế, công nghệ quy định cách thức doanh nghiệp sử dụng tiềm năng của mình qua đó tạo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Sự thay đổi các yếu tố này trong môi trường có thể tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với đồng ngoại tệ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp. Kinh tế Việt nam có tiềm năng lớn, tốc độ tăng trưởng khá cao, với xu hướng tự do hóa thương mại và hội nhập kinh t ế quốc t ế là một điều kiện và cơ hội vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật đã giúp cho tất cả các khâu t ừ quá trình sản xuất đến thu hoạch, chế biến sản p hẩm. Công ngh ệ trong s ản xuất góp phần nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian, đặc biệt công nghệ sinh học trong sản xuất góp phần tạo ra nhiều giống mới với năng suất và chất lượng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng của người tiêu dùng. Ngay cả trong khâu thu hoạch và chế biến, sự góp phần của công nghệ cũng nâng cao chất lượng sản phẩm cả về hình thức và phẩn chất. Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh

nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch, giảm được chi phí giao dịch cũng như có thể thiết lập và mở rộng quan hệ làm ăn với các khu vực thị trường khác nhau …

Đối với Tổng Công ty thương mại Hà Nội, yếu tố kinh tế công nghệ có tác động sâu sắc đến kết quả xuất khẩu, cả về tích cực lẫn tiêu cực, chủ yếu trong số đó là: tỷ giá hối đoái (ảnh hưởng đến giá cả nông sản, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được), sự phát triển của công nghệ bảo quản, dự trữ, chế biến nông sản, mức động tăng trưởng và nguồn thu ngân sách của nhà nước (ảnh hưởng đến nguồn vốn nhà nước cấp bổ sung cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty), giá cả hàng nông sản.

Đơn vị: USD/tấn

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Gạo 309 617,02 433

Hồ tiêu 2150 2700 2400

Chè 2050 2380 3180

Cà Phê 1650 2000 1400

Bảng 2: Giá trung bình theo năm của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán). Bảng số liệu trên cho cho ta thấy được xu hướng thay đổi giá đầu vào theo các năm, tất cả các mặt hàng đều tăng giá từ năm 2007 sang năm 2008, gạo tăng gần 100%, Hồ tiêu tăng 26%, Chè tăng 17%, Cà phê tăng 21%. Nhưng sang năm 2009, hầu như giá các mặt hàng đều giảm, chỉ có duy nhất mặt hàng chè là tăng giá. Xu hướng thay đổi giá thất thường như thế này, khiến cho công tác dự đoán về giá của Tổng công ty càng khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự trữ nguồn hàng cho xuất khẩu.

Ví dụ như giá cà phê năm 2009, 6 tháng đầu năm ở mức giá là 1800 USD/tấn, 6 tháng cuối năm đột ngột giảm chỉ còn 1100, 1200 USD/tấn, khiến cho lượng Cà Phê còn tồn trong kho trước đó phải bán đi với giá rẻ, và nhiều thời điểm phải chịu lỗ.

Thứ tư: Môi trường cạnh tranh.

Là những người cung ứng các mặt hàng tương tự hoặc có thể thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh có th ể giành mất cơ hội kinh doanh, tạo ra nguy cơ thu hẹp thị trường, mất lợi nhuận. Doanh nghiệp cần thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh: số lượng, điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ để đưa ra các biện pháp cạnh tranh lành mạnh.

Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành là nhiều do vậy trong khi xây dựng chiến lược, Tổng Công ty cần phải tìm hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh, nhận xét về những đối thủ cạnh tranh chính và chia ra từng khu vực theo các mặt hàng để xác định các chiến lược cạnh tranh.

Đối với Tổng Công ty Hà Nội, chủ trương tăng năng lực cạnh tranh được thực hiện thông nâng cao uy tín trong cả mua hàng xuất khẩu hàng hóa : luôn đảm bảo thực hiện đúng như hợp đồng, thanh toán trong thời hạn, hỗ trợ nhà cung ứng khi có biến động,…

Thứ năm: Yếu tố môi trường – khí hậu.

Ngành nông nghiệp luôn chịu tác động lớn bởi yếu tố môi trường, khi hậu, mà các yếu tố này thì thay đổi thường xuyên, có sự khác nhau theo không gian và thời gian. Cũng chính vì thế, xuất khẩu nông sản cũng chịu tác động bởi yếu tố - môi trường – khí hậu, mà chủ yếu là tác động lên nguồn cung nông sản và chất lượng của nông sản, từ đó ảnh hưởng đến giá cả nông sản. Điển hình như năm 2008, có rất nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, hạn hán, lũ lụt,… gây mất mùa nghiêm trọng,vì thế giá cả nông sản tăng cao.

Các yếu tố môi trường này có thể là: độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, tình trạng sâu bệnh, tình trạng thời tiết xấu như: bão, lũ lụt, hạn hán, rét hại, …

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)