Kim ngạch và lượng hàng hóa nông sản chủ yếu xuất khẩu qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 42 - 46)

7. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1.3.1 Kim ngạch và lượng hàng hóa nông sản chủ yếu xuất khẩu qua các năm

qua các năm theo mặt hàng.

Trong những năm qua, mặc dù lượng hàng hóa nông s ản chủ yếu xuất khẩu của Tổng Công ty có nhiều biến động, sự biến động này tùy thu ộc vào từng mặt hàng cụ thể, và trong những khoảng thời gian nhất định, nhưng t ỷ trọng xuất khẩu nông sản, đặc biệt là Gạo, Tiêu, Chè và Cà Phê vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Tổng công ty.

Đơn vị: USD; Tấn. MẶT

HÀNG

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng

Gạo 996.029,95 3.173,94 2.061.782,00 3.316,77 1.855.604,00 4232,20 Tiêu 848.301,96 300,02 1.102.792,55 357,03 1.242.847,20 534,48 Chè 445.100 276,08 527.010 334,06 644,010 428,93 Cà Phê 326.100 217,382 381.928 183,29 305,540 191,91 Tổng 2.615.531 3.967,422 4.073.512 4.191,15 4.048.001 5.387,520 Tỷ trọng so với TKN XK 2,31% --- 2,73% --- 3,3% ---

Bảng 6: Giá trị và số lượng một số hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu qua các năm của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.

Qua bảng số liệu có thể thấy sự thay đổi đáng kể qua các năm như sau:

Thứ nhất: Về tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 mặt hàng nông sản.

Cả về mặt trị giá và mặt lượng đều tăng dần qua các năm. Trong đó tăng mạnh nhất về mặt trị giá là năm 2008, tới gần 56% so với năm 2007, do năm 2008 là một năm được giá đối với nông sản Việt Nam (nguồn cung thế giới của nhiều nông sản giảm mạnh, trong khi đó Việt Nam vẫn đảm bảo nguồn cung). Sang năm 2009, tuy lượng xuất khẩu tăng rất cao, tới hơn 28%, nhưng trị giá xuất khẩu gần như giữ nguyên. Nghịch lý này xuất phát từ lượng cung tăng cao (năm 2009 nông sản Việt Nam được mùa) trong khi đó lượng cầu trên toàn thế giới giảm đi, vì thế, năm 2009, nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu, xong, tổng kim ngạch xuất khẩu về trị giá của các mặt hàng nông s ản này không thay đổi là bao.

Thứ hai: Tỷ trọng xuất khẩu của 4 mặt hàng so với Tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty.

Do Tổng công ty xuất khẩu rất nhiều loại mặt hàng, trong số đó có nông sản thì cũng xuất nhiều loại nông sản, mặc dù chiếm t ỷ trọng tương đ ối lớn trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản, nhưng so với Tổng kim ngạch xuất khẩu, 4 mặt hàng nông sản này chỉ chiếm lượng khiêm t ốn, nhưng có chiều hướng tăng dần qua các năm, cùng với mở rộng thị trường xuất khẩu và uy tín được công nhận của Tổng công ty qua các năm, từ năm 2007 sang năm 2009 tỷ trọng đã tăng gần 1%.

Thứ ba: Tình hình xuất khẩu theo từng mặt hàng.

Với mặt hàng truyền thống: Gạo, năm 2008, lượng xuất khẩu tăng 4,5% so với 2007, nhưng giá trị tăng 2,07 lần, nguyên nhân chính là do thiên tai lũ lụt, mất mùa trên toàn thế giới, làm nguồn cung gạo sụt giảm, khiến giá gạo tăng. Sang năm 2009, lượng gạo công ty xuất được tăng tới 27,6%, nhiều nhất

từ trước đến nay, nhưng giá trị giảm 10%, nguyên nhân là do kh ủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, làm cho giá gạo giảm mạnh.

Với mặt hàng Tiêu: năm 2008 giá trị tăng tới 30%, mặc dù lượng tăng 19%, do giá tăng mạnh. Sang năm 2009, tình hình ngược lại, giá trị tăng 12,7% nhưng lượng tăng tới 49,7%, nguyên nhân do giá tiêu trung bình của năm 2009 chỉ bằng 52% so với năm 2008.

Với mặt hàng chè: một trong số ít mặt hàng không chịu tác động bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, khi cả giá trị và lượng xuất khẩu của Tổng công ty (cũng như của cả Việt Nam) liên tục tăng trong những năm vừa qua. Cụ thể như bảng trên, năm 2008, giá trị xuất khẩu tăng 18,4%, và lượng tăng 21%. Năm 2009 các con số này lần lượt là: giá trị tăng 22,2%, lượng tăng 28,4%.

Và mặt hàng Cà phê: năm 2008 giá trị tăng 17% so với 2007, nhưng lượng giảm 18,6%, nguyên nhân chính là do giá tăng cao, có lúc giá gấp 5 lần cùng thời điểm của năm 2007. Năm 2009 thì ngược lại, giá trị giảm 20%, lượng tăng 4,7%.

Có thể thấy được tình trạng chung trong xuất khẩu nông s ản năm 2008 của công ty: giá tăng mạnh (do cung hàng nông sản trên thế giới giảm mạnh), còn năm 2009 là giá giảm mạnh (do tác động bởi suy thoái kinh tế thế giới), mặc dù về mặt lượng công ty xuất khẩu tăng cao, song giá trị tăng ít, ho ặc là giảm.

Biểu đồ 1: Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản qua các năm về mặt giá trị. (Nguồn: Phòng tài chính kế toán).

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)