Nhóm giải pháp đối với thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 63 - 66)

7. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

2.3.2 Nhóm giải pháp đối với thị trường

Công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến cần cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ Marketing giàu kinh nghiệm, có trình độ hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt phải có kiến thức thực tiễn.

Hiện nay tại Tổng Công ty nhiệm vụ này được giao cho phòng đối ngoại, nhằm tạo ra một đầu mối thống nhất trong giao dịch kinh doanh. Tuy nhiên việc nghiên cứu thị trường chưa thực sự được coi trọng chỉ mới dừng lại ở hoạt động kiếm thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, Tổng Công ty chưa đầu tư thích đáng để đánh giá các nhân tốt cung – cầu và xu hướng biến động của nó, gắn liền với giá cả nông sản.

Tổng Công ty cần hoàn thiện công tác này bằng các biện pháp cụ thể sau: - Hoàn thiện bộ phận chuyến trách việc thu thập xử lý thông tin. Phòng sẽ có các chức năng sau:

+ Tiến hành điều tra và thăm dò thị trường.

+ Tổng hợp các nhu cầu trên thị trường, chỉ ra đoạn thị trường Tổng Công ty có thể hướng tới.

+ Thu thập thông tin phản hồi từ phía bạn hàng.

- Tiến hành xúc tiến các hoạt động mở văn phòng giao d ịch t ại các khu vực thị trường trọng điểm của Tổng Công ty. Chọn kênh phân phối và tiêu thụ hàng hóa, tăng cường hoạt động khuếch trương quảng cáo và tuyên truyền mạnh của Tổng Công ty qua báo chi truyền hình… nâng cao chất lượng quảng cáo.

- Mở rộng và thắt chặt mối quan hệ với các nhà phân phối lớn, có uy tín để tận dụng uy tín của họ nâng cao vị thế hàng nông sản của Tổng Công ty. Tổng Công ty cũng cần thiết tiến hành đưa hàng nông sản vào kênh phân phói của họ qua đó nâng cao khả năng xâm nhập thị trường.

- Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm tổ chức trong và ngoài nước. Đây là nơi giúp Tổng Công ty nâng cao uy tín, nắm bắt thông tin về nhu cầu thị trường, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm bạn hàng.

- Đa dạng hóa các kênh xúc tiến, đặc biệt hiện nay là việc sử dụng các kênh thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm của Tổng Công ty thông qua các trang web nước ngoài, quảng cáo, tư vấn và ký kết hợp đồng ngay trên các trang Web thương mại điện tử B2B, đó là các trang của nước ngoài như: www.alibaba.com, hoặc rất nhiều trang web của Việt Nam, trong đó có trang web www.vnemart.com chuyên giới thiệu các mặt hàng xu ất khẩu của Việt Nam ra thế giới của Phòng thương mại và công nghiệp VCCI tr ực thuộc Bộ Công Thương.

- Tạo điều kiện để các cán bộ làm công tác thị trường tiếp xúc với thực tiễn trong và ngoài nước. Bằng cách cử cán bộ sang nghiên cứu tại các thị trường Tổng Công ty dự định xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng p hân tích, phán đoán, xử lý thông tin và đưa ra các giai p háp p hù h ợp có tính khả thi nhằm ứng phó linh hoạt trước những biến động của thị trường.

- Đồng thời tranh thủ triệt để cơ hội tiếp xúc thâm nhập thị trường từ các tổ chức và thương nhân nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh t ại Việt Nam. Những năm qua nhiều tổ chức kinh tế nước ngoài, các thương nhân đã tìm kiếm cơ hội làm ăn tại nước ta. Tổng Công ty cần tranh thủ thu thập thông tin, tiếp xúc với doanh nhân để chọn ra hướng kinh doanh phù hợp. Thực tiễn những năm gần đây, thông qua các cuộc viếng thăm Tổng Công ty đã ký k ết được những hợp đồng xuất khẩu có khối lượng lớn.

b. Củng cố mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường xuất khẩu truyền thống và có các biện pháp khai thác thị trường mới.

Việc thiết lập các mối quan hệ của Tổng Công ty với các thị trường vẫn còn nhiều bất cập cần điều chỉnh và tiếp tục hoàn thiện. Tổng Công ty cần có

biện pháp tích cực để duy trì các thị trường truyền thống đồng thời mở sang các thị trường mới. Cụ thể:

Để tránh tình trạng làm mất đi các mối quan hệ làm ăn cũ bên cạnh việc tích cực giữ vững và nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, một mặt Tổng Công ty vẫn giữ khách hàng với những đơn hàng nhỏ, mặt khác có nh ững ưu đãi hợp lý cho khách hàng, giảm giá hàng bán, chiết khấu về số lượng và giá trị cho khách hàng lớn hay những bạn hàng lâu năm truyền thống.

Đồng thời Tổng Công ty phải tìm ra cơ hội thâm nhập thị trường mới, thông qua các đơn đặt hàng của Nhà nước đưa xuống, chẳng hạn hợp đồng trả nợ cho Iraq, hợp đồng đổi hàng với Lào, hợp đồng trả nợ lô hàng cho Nga… Những lô hàng đó Tổng Công ty phải tranh thủ tiếp cận thị trường, mở ra điều kiện thuận lợi cho quan hệ làm ăn mua bán các mặt hàng ngoài đơn hàng đã thực hiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)