Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành và quản lý Tổng Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 66 - 72)

7. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

2.3.3 Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành và quản lý Tổng Công ty

a. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

Hoạt động xuất khẩu đòi hỏi rất nhiều các nhân viên có kiến thức, giàu kinh nghiệm thực tiễn. Do đó Tổng Công ty cần đầu tư cho việc đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, nâng cao kỹ năng phân tích, dự đoán, tiếp nhận và xử lý thông tin, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp trước những thay đổi của thị trường.

Tổng Công ty cần đầu tư cho cán bộ đi học các lớp ngắn hạn về kỹ thuật nghiệp vụ xuất khẩu, các lớp đào tạo về thị trường, nghiên cứu mặt hàng, đồng thời tổ chức các cuộc trao đổi, hội thảo với các chuyên gia và ngoài nước để tiếp thu kinh nghiệm.

Không những thế, Tổng Công ty cần mạnh dạn đầu tư cho cán b ộ trực tiếp sang các nước có quan hệ xuất khẩu để nghiên cứu, phân tích thị trường, nắm bắt các yếu tố thông tin thị trường. Từ đó xây dựng kế hoạch xuất khẩu hiệu quả, có tính khả thi hơn. Tổng công ty cần thực hiện đào tạo chuyên sâu, hàng năm trích một phần lợi nhuận đáng kể để lập quỹ đào tạo. Quỹ này được

dùng làm phí cho nhân viên đi học ở nước ngoài nâng cao trình độ, thuê các chuyên gia ngoài nước về giản dạy, truyền đạt kiến thức… Đặc biệt là kinh nghiệm, kiến thức về nghiên cứu thị trường, kiến thức về kỹ thuật, công nghệ…

Tổng Công ty cần xây dựng chế độ khuyến khích các nhân viên đi h ọc bằng cách hỗ trợ học tập,vẫn được hưởng lương và đảm bảo công việc khi nhân viên sau thời gian học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

b. Tăng cường công tác nghiên cứu mặt hàng xuất khẩu.

Khác với việc nghiên cứu nguồn hàng, công tác nghiên cứu mặt hàng xuất khẩu là việc tìm ra những sản phẩm mới có sức tiêu th ụ và cạnh tranh trên thị trường. Như nghiên cứu mặt hàng cà phê để tìm ra loại cà p hê để tìm ra loại cà phê được khách hàng ưu chuộng là cách pha chế biến dạng bột, hạt hay chế biến thành sản phẩm cà phê hòa ta, cà phê sữa, không đường hay có đường…Mỗi loại mặt hàng Tổng Công ty chỉ nên tập trung vào vài chủng loại có chất lượng tốt, mẫu mã đáp ứng được với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng; đồng thời đem lại giá trị cao cho Tổng Công ty. Công việc này đòi hỏi Tổng Công ty phải có đội ngũ cán bộ nghiên cứu am hiểu kỹ năng về mặt hàng sẽ xuất khẩu, xu hướng biến động của nó trên thị trường thế giới.

Tổng Công ty phải thành lập phòng nghiên cứu mặt hàng riêng có ch ức năng gần giống với phòng nghiên cứu khoa học. Và cần tuyển chọn những người có kinh nghiệm, có kỹ năng do đặc thù công việc. Các kết luận của phòng ban này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định và hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty.

KẾT LUẬN

Trong đề tài này, sau khi phân tích thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội, có thể thấy rằng:

- Năm 2009 là năm khó khăn đối với Tổng công ty, giá trị xuất khẩu các nông sản chủ yếu giảm đi dù lượng tăng, do giá giảm mạnh.

- Gạo là mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu nông sản của Tổng Công ty.

- Hình thức xuất khẩu mà công ty sử dụng chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp. - Thị trường truyền thống cho xuất khẩu nông sản của Tổng công ty là Đông Nam Á, Nhật Bản, EU và Ấn Độ. Hiện nay Tổng công ty đang nỗ lực xâm nhập xuất khẩu vào nhiều thị trường mới, trong đó có Châu Phi.

- Ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty chủ yếu là: mặt hàng đa dạng; nguồn hàng lớn và ổn định về số lượng; tổ chức thực hiện hợp đồng tốt.

- Nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty chủ yếu là: chưa đảm bảo có được hàng nông sản chất lượng cao và đồng đều; Chủ yếu là xuất nông sản thô; Công tác dự báo còn yếu.

Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu, nhằm phát huy thế mạnh và hạn chế thế yếu, tận dụng các cơ hội và hạn chế những rủi ro, Chuyên đề đã đưa ra được những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội như sau:

- Hoàn thiện công tác khai thác nguồn hàng: xây dựng mối quan hệ tốt với cơ sở thu mua và các địa phương sản xuất nông sản xuất khẩu; có chính sách khuyến khích hoạt động thu mua hiệu quả;

- Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản thông qua sơ chế và chế biến.

- Hoàn thiện khâu dự trữ bảo quản nông sản.

- Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thế mạnh, xâm nhập thị trường mới. - Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến xuất khẩu.

- Củng cố mối quan hệ với thị trường xuất khẩu truyền thống và có biện pháp khai thác thị trường mới.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là kiến thức sâu về nông sản, thị trường nông sản, khả năng dự báo giá nông sản.

- Tăng cường công tác nghiên cứu mặt hàng xuất khẩu.

Hy vọng những nghiên cứu trên sẽ giúp ích cho Tổng Công ty p h ần nào trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên chắc chắn chuyên đề thực tập khó tránh khỏi những tồn tại và khiếm khuyết.

Với mong muốn góp phần thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của Tổng công ty thương mại Hà Nội, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của những người quan tâm nghiên cứu đề tài này, để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn – TS. Trần Hòe, Giáo trình Thương mại Quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, xuất bản năm 2008.

2. TS. Lê Thị Vân Anh, Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao Động, xuất bản năm 2003.

3. Vũ Hữu Tửu, Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo Dục, xuất bản năm 2007.

4. PGS.TS. Hoàng Minh Đường – PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại tập 2, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, xuất bản năm 2005.

5. TS. Hà Văn Hội, Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế, Tài liệu lưu hành nội bộ Học viện Bưu chính Viễn Thông.

6. Luật thương mại 2005.

7. Thời báo kinh tế Việt Nam: http://vneconomy.vn

8. Trang thông tin của Tổng công ty Thương mại Hà Nội: www.haprogroup.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)