Nhóm giải pháp đối với hàng hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 59 - 63)

7. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

2.3.1 Nhóm giải pháp đối với hàng hóa

a. Hoàn thiện công tác khai thác nguồn hàng xuất khẩu.

Hoạt động thu mua nguồn hàng xuất khẩu của Tổng Công ty hiện nay còn nhiều bất cập. Hiện nay Tổng Công ty chưa thiết lập được mạng lưới thu mua ngay tại địa phương, khiến nguồn hàng cung cấp cho Tổng Công ty bấp bênh, chất lượng không đồng đều. Tổng Công ty cần cải thiện công tác thu mua tạo nguồn hàng như sau:

Thứ nhất: Xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ sở thu mua hay các đ ịa phương sản xuất hàng nông sản xuất khẩu.

Mối quan hệ này phải được thiết lập trên cơ sở bảo đảm lợi ích cho cả hai bên. Người nông dân không bị ép giá khi được mùa và doanh nghiệp xuất khẩu không bị nâng giá lên quá cao khi có nhu cầu lớn. Thực t ế những năm qua việc không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết diễn ra khá phổ biến do s ự biến động phức tạp của cung cầu, giá cả thị trường. Khi nông sản trên thị trường cao hơn giá ký kết trên hợp đồng người nông dân muốn giữ lại nông sản để đem bán ra ngoài thị trường, doanh nghiệp không mua được hoặc mua không đủ khối lượng hàng xuất khẩu. Ngược lại khi giá trên thị trường thấp hơn giá hợp đồng doanh nghiệp lại không muốn mua hoặc mua ít hơn số lượng theo hợp đồng khiến cho người nông dân thiếu vốn để tiếp tục sản xuất. Vì vậy cần tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Tổng Công ty và nhà cung cấp thông qua cơ chế hợp đồng tiêu thụ nông sản bằng cách: Khi ký hợp đồng hai bên phải tính toán đầy đủ sự biến động giá cả thị trường, quy định t ỷ lệ p hần trăm tăng hay giảm giá khi thị trường biến động vượt một mức nào đó. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm và quyền lực của mỗi bên, đưa ra điều kiện xử phạt khi không thực hiện hợp đồng. Để thực hiện được điều này ngay bản

thân Tổng Công ty phải ý thức được tính ưu việt khi giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài với đơn vị nguồn hàng, nhằm đảm bảo nguồn đầu vào. Tổng Công ty cũng cần giải thích cho người sản xuất hiểu hiệu quả cuối cùng của việc hợp tác là cả hai bên cùng có lợi, mặc khác còn mang lại thu nhập ổn định cho họ trong cả mùa vụ.

Thứ hai: Cần đưa ra các biện pháp khuyến khích hoạt động thu mua hiệu quả.

Quy định tỷ lệ phần trăm mà cán bộ thu mua được hưởng nếu tìm được khối lượng nguồn hàng lớn, chất lượng đảm bảo. Đồng thời xử lý nghiêm túc những trường hợp gian lận, làm giảm chất lượng và uy tín hàng xuất khẩu của Tổng Công ty.

Muốn thực hiện tốt công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu Tổng Công ty cần chuẩn bị vốn cho quá trình thu mua. Do hàng nông sản có thời vụ trong điều kiện “tranh mua, tranh bán” như hiện nay nếu thiếu vốn trong dịp thu mua thì Tổng Công ty không thể mua đủ hàng về số lượng và chất lượng hoặc nắm bắt ngay cơ hội để chiếm nguồn hàng. Vì vậy việc chuẩn bị đầy đủ cho quá trình thu mùa là cực kỳ quan trọng. Vấn đề là Tổng Công ty cần chuẩn bị bao nhiêu cho phù hợp cần dựa trên sự phán đoán về biến động của giá cả, cung cầu hàng hóa trên thị trường. Việc này cần có cán bộ có năng lực và đầu óc kinh doanh.

b. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản.

Để nâng cao chất lượng nông sản phẩm, cần rất nhiều điều kiện về vốn, kỹ thuật, công nghệ, tư mỗi doanh nghiệp khó có đủ điều kiện để làm việc đó. Tuy nhiên Tổng công ty có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu ở một số mặt hàng chính.

Là một Tổng Công ty lớn, hoạt động xuất khẩu nông sản là thường xuyên và mũi nhọ, Tổng Công ty nên đầu tư cho sản xuất và ưu tiên cho p hát

triển công nghệ chế biến. Lợi nhuận hàng năm của Tổng Công ty lớn, cần mạnh dạn trích ra một phần lợi nhuận đó để tập trung vào công đoạn tinh chế để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của hàng nông sản.

Cụ thể:

- Tổng Công ty nên tự đầu tư sản xuất sản p hẩm xuất khẩu với những mặt hàng quan trọng. Hiện nay Tổng Công ty có một số cơ s ở sản xuất, chế biến tại các địa phương dù rất nhỏ lẻ và hiệu quả chưa cao. Nhưng với mặt hàng vốn có này Tổng Công ty có điều kiện thuận lợi để đầu tư xây d ựng cơ sở sản xuất. Vấn đề là Tổng Công ty cần mua dây chuyền công nghệ bước đầu phục vụ cho việc sơ chế để bảo đảm hiệu quả giữ chất lượng sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. Việc này sẽ giúp được cho Tổng Công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn, bênh cạnh đó Tổng Công ty có thể gia công theo đúng yêu cầu của đối tác, chủ động về thời gian. Đồng thời Tổng Công ty cũng có thể chế biến thuê cho các Công ty khác khi chưa có đơn hàng. T ổng Công ty cũng có thể kết hợp giữa tự sản xuất và liên kết thua mua hàng chế biến để bảo đảm đủ số lượng hàng cần giao.

- Giá cả luôn là yếu tố cạnh tranh của hàng nông sản, hiện nay giá nông sản xuất khẩu của Tổng Công ty thường thấp hơn giá nông sản xuất khẩu của Công ty các nước khác. Điều đó không có nghĩa là hàng nông s ản của Tổng Công ty có sức cạnh tranh lớn, lý do là giá của Tổng Công ty thấp do chất lượng không cao. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, tăng giá trị xuất khẩu thị chất lượng là yếu tố hàng đầu cần chú tr ọng. Ngày nay yêu cầu của thị trường thế giới quan tâm hàng đầu là chất lượng hàng nông s ản, nông sản có chất lượng cao giá cả phù hợp thì mới có thể cạnh tranh được. Vấn đề là Tổng Công ty cần đầu tư nâng cao chất lượng hàng nông sản.

Các công đoạn sơ chế và chế biến tiêu dùng tại chỗ có thể sử dụng công nghệ truyền thống của các cơ sở sản xuất nhỏ làm giảm tối đa giá nông s ản.

Còn tại các cở sản xuất của Tổng Công ty phải được đầu tư công nghệ hiện đại, tập trung vào công nghệ tinh chế cho hàng nông sản đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới, đồng thời có sức cạnh tranh.

Thực hiện được những công việc này nông sản sẽ hạ được giá mà chất lượng đảm bảo có thể đáp ứng được cả những đơn hàng khắt khe nhất.

Để thực hiện tốt phương thức này Tổng Công ty cần thêm vốn vay của Nhà nước, huy động mọi nguồn lực để mạnh dạn đầu tư cho trang thiết bị máy móc, nhà kho, từ khâu thu hoạch chế biến đến bảo quản. Gắn vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giảm chi phí và thời gian vận chuyển, sử dụng tối đa công suất máy, duy trì và nâng cao chất lượng hàng nông sản. Bênh cạnh đó kết hợp sơ chế, bảo quản sản phẩm ngay tại hộ gia đình, tinh chế trong các cơ sở công nghiệp nhằm giữ chất lượng hàng nông sản. Điều này cũng tận dụng được triệt để phụ phế phẩm tại các hộ gia đình, giảm cước p hí vận chuyển từ nhà máy đến nơi tiêu thụ.

c. Hoàn thiện khâu dự trữ bảo quản nông sản.

Hàng nông sản chịu tác động lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu…những nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh và nấm mốc p hát triển. Đây là yếu tố đối tác nhập khẩu rất quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Hàng hóa trước khi xuất khẩu phải được vận chuyển về kho, khâu này hàng hóa rất dễ bị hư hỏng, hao hụt cả vể số lượng và chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty.

Vì vây, một trong những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Tổng công ty là củng cố và hoàn thiện khâu dự trữ, bảo quản hàng hóa. Hiện nay công ty có hệ thống kho bãi khá lớn, quy mô rộng nhưng điều kiện bảo quản khá thô sơ, thiếu máy móc thiết bị, một số kho không đạt tiêu chuẩn.

Tổng Công ty cần:

- Tổ chức tu sửa lại hệ thống kho bãi để tăng độ bảo quản chất lượng hàng hóa.

- Đầu tư máy móc, thiết bị cho hoạt động bảo quản như máy nâng hàng để tránh và đập , máy điều hòa độ ẩm và nhiệt độ, máy sấy hàng…

- Xây dựng thêm một số kho bãi phù hợp với điều kiện bảo quản hàng. - Đồng thời hàng nông sản mua theo mùa vụ để có hàng xuất khẩu trong cả khi trái vụ nên Tổng Công ty phải thường xuyên, cụ thể mỗi giai đoạn nhất định. Kế hoạch này phải được xây dựng trên cơ sở hàng xuất khẩu, xu hướng xuất khẩu cũng như khả năng xuất khẩu giai đoạn tiếp theo.

d. Tiếp tục xuất khẩu những mặt hàng nông sản thế mạnh của Tổng Công ty đồng thời tăng cường xâm nhập thị trường mới.

Tổng Công ty cần duy trì xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng là thế mạnh như: Gạo, Hồ tiêu, chè, cà phê. Tuy nhiên trong tình hình mới hiện nay Tổng Công ty phải lựa chọn loại hàng hóa p hù h ợp , ví dụ như gạo t ập trung vào gạo thơm, cà phê tăng cường xuất khẩu cà phê chế biến. Đây vẫn là những mặt hàng có nhu cầu xuất khẩu lớn và có nhiều thuận lợi về thị trường. Tuy nhiên, hàng nông sản có đặc điểm là biến động lớn về giá cả, cầu – cung. Nên bên cạnh mặt hàng chính trên, Tổng Công ty cần nghiên cứu các mặt hàng mới có giá trị xuất khẩu cao, nâng cao kim ngạch xuất khẩu như: tơ tằm, cơm dừa, chuối khô, quế, hồi,… nhằm hợp lý hóa và đa d ạng hóa mặt hàng. Tổng Công ty phải xây dựng cơ cấu xuất khẩu hàng hóa nông s ản hợp lý, thích ứng với những biến động nhu cầu của thị trường. Đồng thời công ty phải có kế hoạch tốt để xâm nhập thị trường mới như Châu Phi.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)