II. MỘT SỐ GIÁI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DỰ THẦU
3. Tăng cường giám sát kiểm tra các công trình
Trong công cuộc mở cửa và hội nhập nền kinh tế nước ta và nền kinh tế thế giới đã tạo cho nước ta nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội chính trị. Qua đó chúng ta học hỏi được những kinh nghiệm tiên tiến của thế giới trong các lĩnh vực quan trọng, trong đó có lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Các công trình có vốn đầu tư nước ngoài hay vay tiền của các tổ chức tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)... đều phải được thực hiện có hiệu quả và đảm bảo chất lượng, không bị phá đi, phải đảm bảo tuổi thọ khai thác.
Các công trình với vốn đầu tư trong nước cũng chịu ảnh hưởng của xu thế tiến bộ này. Tức là những yêu cầu của chủ đầu tư đặt ra ngày càng cao, đòi hỏi nhà thầu phải hết sức quan tâm đến công việc mình nhằm đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của chủ đầu tư.
Trước tình hình này, Công ty muốn có khả năng tham gia đấu thầu xây dựng các công trình của chủ đầu tư trong hay ngoài nước thì nhất thiết phải nâng cao chất lượng công trình đặc biệt phải đẩy mạnh thực hiện xây lắp theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Đó là giấy thông hành để Công ty trở thành nhà thầu chính hoặc mở rộng sự hợp tác với các đối tác quốc tế để thực hiện các công trình lớn.
-Phương thức tiến hành
Các bộ phận của Công ty có liên quan đến công tác đấu thầu và thực hiện dự án phải thực hiện theo phương thức sau:
- Nghiên cứu kĩ thiết kế, phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí, phát hiện những vấn đề quan trọng cần đảm bảo chất lượng.
- Làm tốt khâu chuẩn bị thi công, lập biện pháp thi công đối với những công việc hoặc bộ phận công trình quan trọng và phức tạp về kĩ thuật lập các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác xây lắp.
- Tìm nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiện đảm bảo chất lượng. Tổ chức thí nghiệm vật liệu xây dựng theo qui định. Không đưa nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng vào công trình. Vấn đề này cần phải thực hiện nghiêm túc và chính xác vì nguyên vật liệu là yếu tố không thể thieéu được trông quá trình thực hiện dự án (chiếm khoảng 70-80% giá trị dự án) nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.
- Lựa chọn cán bộ kĩ thuật, đội trưởng, công nhân đủ trình độ và kinh nghiệm đối với công việc được giao. Tổ chức đầy đủ các bộ phận giám sát, kiểm tra kĩ thuật.
- Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu công tác xây lắp theo đúng qui định của tiêu chuẩn, qui trình thi công, đặc biệt những bộ phận quan trọng. Sửa chữa những sai sót và sai phạm kĩ thuật một cách nghiêm túc.
- Công ty phải phối hợp và tạo điều kiện cho sự giám sát kĩ thuật của đại diện thiết kế và bên giao thầu.
- Thực hiện đầy đủ các văn bản quản lí chất lượng trong quá trình thi công: sổ nhật kí công trình, biên bản thí nghiệm vật liệu xây dựng, biên bản kiểm tra, nghiệm thu hoàn công và các văn bản liên quan khác.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở. Qua đó khắc phục từng điểm sai sót của công trình nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công trình.
- Tổ chức điều hành có hiệu lực các lực lượng thi công trên hiện trường, thống nhất quản lí chất lượng đối với các bộ phận trực thuộc. Báo cáo kịp thời các sai phạm kĩ thuật, những sự cố ảnh hưởng đến chất lượng công trìng.quá trình đó thực
hiện quản lí chất lượng công trình phải diễn ra liên tục, phát hiện và xử lí những nguyên nhân gây ra sai hỏng là chính chứ không phải là xử lí hậu quả của các nguyên nhân gây ra.
- Trong công tác quản lí chất lượng sản phẩm xây dựng, thường sử dụng công cụ thống kê để tiến hành phân tích, định tính và định lượng, gồm các phương pháp sau:
+ Phương pháp sơ đồ khống chế, phương pháp kiểm tra chọn mẫu... được dùng khi cần dự kiến và khống chế chất lượng trong quá trình luyện hoặc gia công sản phẩm.
+ Phương pháp xếp hạng, phương pháp sơ đồ nhân quả, sơ đồ xương cá được áp dụng để tìm kiếm các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
+ Phương pháp thực nghiệm và phân tích tương quan giúp tìm ra các nhân tố trong mối quan hệ và qui luật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Trong lĩnh vực xây dựng, phương pháp được lựa chọn nhiều nhất là p hương pháp sơ đồ nhân quả.
-Hiệu quả của biện pháp.
Khi Công ty trực tiếp xây dựng hệ thống quản lí theo ISO 9000 trong xây lắp và được các tổ chức quốc tế chấp nhận sẽ đem lại uy tín đối với các chủ đầu tư trong và ngoài nước (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) vì qua sự chứng nhận các chủ đầu tư sẽ yên tâm khi Công ty thực hiện xây dựng dự án theo đúng chất lượng mà Công ty đã cam kết thực hiện. Nhờ đó, chủ đầu tư sẽ tránh được các khoản thăm dò, tìm hiểu về các nhà thầu...
Như vậy khả năng cạnh tranh của Công ty sẽ cao hơn với các Công ty khác cùng tham gia đấu thầu. Mặt khác, sử dụng sơ đồ nhân quả sẽ tìm ra được nguyên nhân của các vấn đề, từ đó lập kế hoạch đối phó và xử lí, cải tiến. Như vậy sẽ giảm được chi phí lãng phí và làm tăng mức doanh thu cho Công ty. Qua đó Công ty sẽ phát triển mạnh hơn và ngày càng tạo được vị trí của mình trên thị trường. Đây là một giải pháp rất hữu hiệu và đòi hỏi Công ty phải thực hiện ngay.