II. MỘT SỐ GIÁI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DỰ THẦU
7. Giải pháp về tính giá dự thầu
Yếu tố xác định giá dự thầu.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng chậm phát triển và khó giữ được bí mật.
- Tính dễ dàng tham gia vào thị trường xây dựng
- Số lượng các doanh nghiệp lớn và hầu hết có quy mô nhỏ.
Nhưng mặt khác còn do những thay đổi trong quy định của Nhà nước. Nếu như trước đây các Hồ sơ dự thầu được đánh giá theo từng tiêu chuẩn (kỹ thuật, kinh nghiệm, chất lượng nhà thầu, tài chính giá cả thi công) sau đó tổng hợp đánh giá toàn diện. Bên mời thầu sử dụng giá xét thầu, giá sàn do chủ đầu tư dự kiến trước để xét thầu thì nay theo quy chế mới). Bên mời thầu không được sử dụng giá xét thầu, giá sàn mà sử dụng giá gói thầu theo kế hoạch đấu thầu được duyệt. Sau bước đánh giá kỹ thuật nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có đánh giá thấp nhất. Điều đó có nghĩa là không có mức giá cụ thể (dù chỉ là dự toán) để Công ty xác định mức giá dự thầu của mình như trước. Và yếu tố giá ngày càng quan trọng trong xét thầu. Do đó để thắng thầu không có cách nào khác Công ty phải có một chiến lược giá cụ thể để tranh thầu phải đủ lớn để đủ trang trải chi phí và bảo đảm lợi nhuận mụ c tiêu nhưng phải đủ nhỏ để khả năng trúng thầu cao nhất.
Để đạt được điều này trước tiên Công ty phải điều chỉnh lại cách tính giá dự toán xây lắp công trình. Cho đến nay việc chọn giá dự thầu của Công ty vẫn sử dụng đơn giá địa phương. Trong nhiều trường hợp giá địa phương không phản ánh đúng sự biến đổi giá liên tục trên thị trường làm cho giá dự thầu của Công ty hoặc quá cao hoặc quá thấp dẫn đến thua lỗ nếu trúng thầu.
Nhìn chung, do giới hạn về cách tính giá là việc tính giá được thực hiện trên cơ sở định mức, đơn giá của Nhà nước, đơn giá vật liệu của địa phương thực chất
cũng là do Nhà nước ban hành dẫn đến kết quả tính giá cũng bị hạn chế, do các quy định của Nhà nước thường ban hành rất chậm và khác xa so với sự biến động về giá cả, chủng loại vật tư, công nghệ xây dựng trên thị trường. Sự hạn chế này gây ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập (trong trường hợp Công ty thắng thầu) do chênh lệch về giá. Để đảm bảo an toàn, đơn vị tham gia đấu thầu phải xuất phát từ khả năng thực tế về việc cung cấp vật tư, nhân công, thiết bị, các dịch vụ sẵn có khác tại địa điểm nơi xây dựng công trình so sánh với yêu cầu và đặc điểm thiết kế của chủ đầu tư.
Để khắc phục được tình trạng giá dự thầu quá thấp hoặc quá cao, Công ty đưa ra các dự thầu riêng của mình trên cơ sở điều chỉnh cách xác định đơn giá tổng hợp bằng cách cập nhật thường xuyên giá những nguyên vật liệu để kịp thời nắm bắt những nguồn thông tin về giá. Muốn vậy một công trình dự thầu Công ty cần phải:
Nghiên cứu kỹ đặc điểm công trình, đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình khu vực.
Nghiên cứu kỹ thị trường xây dựng, mạng lưới cung ứng nguyên vật liệu tại công trình, địa phương, khu vực lân cận, mạng lưới giao thông vận tải.
Ngoài ra việc giảm giá dự thầu của Công ty còn chủ yếu dựa trên những yếu tố bên trong như: khả năng tiết kiệm chi phí chung, chi phí máy thi công, chi phí cốt pha..mà bỏ qua các yếu tố bên ngoài như: những thuận lợi về giá cả vật liệu hay địa hình công trình thuận lợi cho thi công...Do vậy, nhiều khi đã có giảm giá nhưng giá dự thầu của Công ty vẫn cao.Để khắc phục điều này cùng với việc nghiên cứu công trình dự thầu nhóm kỹ thuật cần chú ý những chi phí có thể gia tăng hay chi phí có thể giảm thực sự và có thể tăn gói thầu hay giảm bao nhiêu mà vẫn đảm bảo Công ty không bị thua lỗ và có lãi.
Trong chiến lược giá, Công ty nên phân loại thị trường theo yếu tố địa lý thành thị trường xây dựng thành thị, thị trường xây dựng nông thôn để có thể đưa ra mức giá hợp lý cho từng khu vực hay phân loại thị trường theo từng loại xây dựng thành thị trường xây dựng dân dụng, thị trường xây dựng công nghiệp. Bởi mỗi loại thị trường có yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật khác nhau mà cấu thành giá cả cũng rất khác nhau.
Tuy nhiên chiến lược giá của Công ty không nhất thiêt bao giờ cũng là chiến lược giá thấp. Trường hợp những công trình yêu cầu chất lượng cao, đòi hỏi nhà thầu phải có kinh nghiệm...tùy vào đối thủ cạnh tranh mà Công ty có thể áp dụng chiến lược giá cao chất lượng cao.
Kiến nghị đối với nhà nước
Trong hoạt động đấu thầu còn xảy ra nhiều vấn đề thiếu minh bạch làm ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu. Có thể kể ra một số hiện tượng như.
-Hiện tượng cò trong đấu thầu. Đây là hiện tượng một số đối tượng đe doạ nhà thầu phải bỏ thầu, hoặc đặt giá cao để trượt thầu hoặc đề nghị nhà thầu chi cho một số khoản để chúng đứng ra giúp nhà thầu trúng thầu. Đây là hiện tượng bị xã hội lên án và nhà nước ngăn cấm. Tuy nhiên, Nhà nước lại thiếu các văn bản pháp luật và các chế tài xử phạt đối với những đối tượng này còn chưa hiệu quả.
-Trong đấu thầu, đặc biệt là đấu thầu những công trình của nhà nước, có hiện tượng móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu để bớt xén tiền của nhà nước. Đây là những việc làm sai trái nhưng vẫn xảy ra. Nó có một phần nguyên nhân là do tính dăn đe của Nhà nước đối với những hành vi này còn thiếu cứng rắn.
-Chính vì vậy, Nhà nước cần tích cực hơn nữa trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp để làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực luyện phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế Cụ thể là
-Khi tiến hành mở thầu, bên mời thầu cần có sự thông báo, k ết hợp với công an địa phương, đề ra các phương hướng, tình huống để bảo vệ các nhà thầu trong đấu thầu. Nhà nước cần bắt buộc bên mời thầu có những số điện thoại khẩn cấp tiếp nhận những tố cáo của nhà thầu về những hiện tượng cò mồi xảy ra bên ngoài cuộc đấu thầu.
Đối với các nhà thầu tham gia kết hợp với cò làm ảnh hưởng đến kết quẩ đấu thầu nhà nước cần có biện pháp xử phát thật nghiêm khắc như cấm tham gia đấu thầu một thời gian dài, bồi thường và huỷ kết quả đấu thầu.
KẾT LUẬN
Đấu thầu là hoạt động đã có từ lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì hoạt động đấu thầu vừa mới xuất hiện cùng với quá trình mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới từ sau đại hội 6 năm 1986. Cho đến nay qua hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế Việt nam đã có những bước tiến đáng kể, đạt được nhiều thành tựu. Nền kinh tế càng hội nhập sâu với thế giới, tham gia ASEAN, WTO, và nhiều tổ chức trên thế giới , cùng với đó hoạt động đấu thầu cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc, pháp luât, quy định trong đấu thầu ngày càng hoàn thiện phù hợp với luật pháp quốc tế. Các doanh nghiệp trong nước tham ga nhiều hơn vào hoạt động đấu thấu quốc tế.
Trên những cơ sở về lý thuyết đấu thầu, sau một thời gian thực tập tại Côn g ty cổ phần thương mại quốc tế Á Châu tôi viết chuyên đề thực tập này, bài viết phân tích thực trạng hoạt động dự thầu tại Công ty và một số giải pháp để hoàn thiện công tác dự thầu tại công ty. Nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty từ đó tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của Công ty một cách có hiệu quả. Tôi hy vọng những ý kiến của mình sẽ được ghi nhận,và sử dụng. Công ty cổ phần thương mại quốc tế Á Châu sẽ càng ngày càng phát triển, tiến bộ. và đóng góp nhiều điều có ích cho xã hội và đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng đấu thầu TS.Đinh Đào Ánh Thủy
2. Báo đấu thầu
3.Tạp chí phát triển kinh tế 4.Thời báo kinh tế việt nam
5.Trang web bộ kế hoạch đầu tư www.mpi.gov.oda 6.Báo điện tử www.vietnamnet.vn
7.Trang web www.giangvien.net
8.Báo điện tử www.dantri.vn 9.Trang web www.vietbao.vn
10.Trang web www.tintuc.xalo.vn
11.Trang web www.mojfa.gov.vn
12.Trang web www.vnexpress.net/3b9d92f6/
13.Trang web www.thongbaomoithau.com.vn
14.Giáo trình Kinh tế đầu tư PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
15.Trang web www.dauthau.mt.gov.vn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...