Kết quả từ việc phân tích dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn platinum (Trang 28 - 32)

3.3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

STT Kỹ năng Mức độ quan trọng Trung

bình 1 2 3 4 5 1 Tư cách cá nhân ( tính liêm khiết, tính cần, kiệm, liêm chính …) 50 5.0

2 Kỹ năng chuyên môn 50 5.0

3 Kỹ năng thuyết phục 2 48 4.96

4 Kỹ năng giao tiếp 6 44 4.88

5 Khả năng chịu đựng áp lực công việc 50 5.0 6 Kỹ năng xử lý tình huống 7 43 4.86

Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2008, 2009 S TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2009 +/- % 1 Doanh thu Số tiền USD 7.654.358 10.416.427 2.762.069 36,09 Tỷ trọng % 100 100 DT Lưu trú Số tiền USD 5.639.284 7.404.590 1.765.306 31,3 Tỷ trọng % 73,67 71,09 DT ăn uống Số tiền USD 1.115.074 1.980.837 865.790 77,65 Tỷ trọng % 14,58 19.12 DT Khác Số tiền USD 900.027 1.031.000 130.973 14,55 Tỷ trọng % 11,76 9.9 2 Tổng số lao động Người 66 70 4 16,67 3 NSLĐ bình quân USD/ ng 115.975 148.806 32.831 28,31 Nguồn : khách sạn Platinum

Về doanh thu:doanh thu của năm 2009 (10.416427 USD) tăng so với năm

2008 ( 7.654.358 USD) là 2.762.069USD tương ứng là 36,09% Nguyên nhân của sự tăng đột biến là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra vào cuối năm 2008 làm doanh thu của khách sạn giảm rõ rệt. Trong khi năm 2009 khách sạn áp dụng gói kích cầu của chính phủ làm doanh thu tăng 36.09% so với năm 2008. Đi sâu vào phân tích ta thấy:

- Doanh thu lưu trú năm 2009 ( 7.404.590 USD) tăng so với năm 2008 (5.639.284USD) là 1.765.306 USD tức 31,3 %

- Trong khi doanh thu ăn uống năm 2009 (1.980.837 USD) tăng so với năm 2008 (1.115.074 USD) là 865.790 USD tức 77,65%. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do năm 2009 khách sạn mở rộng khu vực ăn uống thêm một tầng nhằm phục vụ các tiệc nhỏ, vì vậy mà doanh thu ăn uống năm 2009 tăng gần gấp đôi so với năm 2008

- Doanh thu của các hoạt động kinh doanh khác có sự gia tăng không đáng kể 14.55%

Về lao động: số lao động của năm 2009 ( 70 người) so với năm 2008 (66

người) không có sự gia tăng đáng kể, tăng 4 người tương ứng với 16,67 %

Về năng suất lao động năm 2009( 148. 806 USD/ ng) tăng so với năm 2008 (115.975 USD/ người) là 32.831 USD/ ng tức 28, 31% . Tỷ lệ tăng của năng suất lao động là 28,31% cao hơn so với tỷ lệ tăng của số lượng lao động là 16,67%. Đi sâu tìm hiểu thì biết được năm 2009 khách sạn thực hiện việc đổi mới hệ thống cơ sở vật c hất, trang thiết bị hiện đại cho một số bộ phận như: lễ tân, buồng, bàn, bar… Vì thế mà năng suất lao động của năm 2009 có sự gia tăng rõ rệt so với năm 2008

3.3.2.2 Cơ cấu khách hàng của khách sạn

Bảng 3.6 Cơ cấu khách hàng của khách sạn Platinum năm 2009

STT Quốc gia Lượt khách Tỷ lệ (%)

1 Mỹ 8 650 5,77 2 Châu Âu 26 125 17,42 3 Trung Quốc 24 750 16,5 4 Nhật 48 250 32,17 5 Hàn Quốc 19 875 13,25 6 Quốc gia khác 22 350 14,9 Tổng 150 000 100 Nguồn : khách sạn Platinum

Theo bảng 3.6 thì khách Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số khách hàng ( 32, 17%) Sau đó lần lượt là khách của các nước phương tây (17,42%), khách Trung Quốc ( 16,5%), khách của các quốc gia khác( 14,9%), khách Hàn Quốc 13, 25% , và thấp nhất là khách Mỹ ( 5,77%). Vì thế mà nhân viên sử dụng trong khách sạn cần phải thành thạo các ngoại ngữ Anh, Trung quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… , Ngoài thành thạo ngoại ngữ khách sạn cũng cần phải sử dụng những nhân viên hiểu biết phong tục tập quán của các quốc gia này nhằm tạo sự thân thiện, chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ.

3.3.2.3Cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn của khách sạn Platinum được thể hiện qua bảng 3.7 ở phần phụ lục 4

- Về giới tính thì có sự chênh lệch lớn giữa lao động nam và lao động nữ. Số

lao động nữ chiếm tỷ lệ cao là do yêu cầu của công việc đòi hỏi sự nhẹ nhàng, khéo léo, biết chịu đựng. Nhưng lao động nữ có đặc điểm là làm việc không ổn định. Theo số liệu thống kê trong khách sạn Platinum thì số lao động nữ quay lại làm việc cho

khách sạn sau khi kết hôn, và sinh con chiếm tỷ lệ rất thấp 22,35%. Lao động nam chiếm tỷ lệ thấp là do đặc điểm của công việc không ổn định, lương thấp. Nhưng sử dụng được lao động nam sẽ có lợi thế ổn định lâu dài, ngoài ra họ có sức khoẻ và khả năng chịu đựng áp lực công việc tốt. Hiện nay số lượng lao động nam trong khách sạn còn khiêm tốn. Lao động nam trong khách sạn thường tập trung ở các bộ phận kỹ thuật, bộ phận bàn, bar, bếp.

- Về trình độ học vấn thì có 22 người có trình độ từ đại học trở lên chiếm 31,43 % trong tổng số lao động của khách sạn. Đây không phải là con số nhỏ vì không phải khách sạn 3 sao nào cũng có tỷ lệ lao động có trình độ đại học cao như vậy. Dĩ nhiên, nhiều lao động có trình độ đại học cũng có những thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều bất cập trong vấn đề trả lương. Nhiều bộ phận không cần thiết phải có lao động có trình độ đại học như: nhân viên buồng, nhân viên phục vụ bàn, bar… Yêu cầu lớn nhất là làm sao bố trí và sử dụng nhân viên đúng với chuyên môn mà họ đã được đào tạo là quan trọng nhất. Số lượng nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành khách sạn du lịch thống kê được trong khách sạn năm 2008 và 2009 thể hiện như sau. Trong đó số lượng lao động trong hai năm vẫn là 70 người

Như bảng 3.8 ở phụ lục 4 thì số lượng lao động tốt nghiệp chuyên ngành khách sạn, du lịch của khách sạn năm 2008 chỉ ở số lượng khiêm tốn 28/ 70 người, năm 2009 là 40/ 70 người tăng 12 người tương ứng với 17,14% Trong đó lao động trong các bộ phận hành chính hầu như không có sự thay đổi, riêng bộ phận Sale maketing tăng 1 người tương ứng với 33,33% so với năm 2008. Còn các bộ phận tác nghiệp đều có xu hướng tăng trong đó bộ phận đón tiếp tăng mạnh nhất là 4 người, sau đó là bộ phận bàn tăng 3 người, cuối cùng là bộ phận buồng và bộ phận bếp tăng 2 người. Nói chung cơ cấu nhân viên như vậy là tương đối hợp lý cho cả hai năm

- Về độ tuổi thì như số liệu ở bảng 3.7 ta có thể nhận xét khách sạn có đội ngũ lao động tương đối trẻ, Khách sạn sử dụng đội ngũ lao động trẻ cũng mang lại một số thuận lợi cũng như khó khăn sau:

+ Thuận lợi thứ nhất là đội ngũ lao động trẻ là cần thiết đối với đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn, thứ hai là họ thường là những người năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. Thứ ba sử dụng đội ngũ lao động trẻ khách sạn hạn chế được tình trạng cắt giảm lao động quá độ tuổi lao động

+ Khó khăn khi sử dụng lao động trẻ là thứ nhất đặc điểm của lao động trẻ là thường hay nhảy việc, khả năng gắn bó với doanh nghiệp là rất thấp, thứ hai là họ thường thiếu kinh nghiệm trong khi giải quyết một số tình huống phức tạp

Vì vậy khách sạn Platinum cần phải kết hợp sử dụng cả lao động nam và lao động nữ, lao động trẻ và lao động có thâm niên công tác… để mang lại hiệu quả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn platinum (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)