Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn platinum (Trang 49 - 54)

4.3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành du lịch thì ngành kinh doanh khách sạn cũng vì thế phát triển mạnh. Để ngành du lịch trở thành ngành công nghiệp mũi nhon nhà nước cần phải giả quyết một số vấn đề

- Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nói chung và nguồn nhân lực tại các khách sạn nói riêng từ đó đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách cũ phù hợp hơn

- Ngoài ra, Nhà nước cần có quy định riêng đối với chế độ lao động trong ngành khách sạn. Do lao động trong ngành du lịch có những đặc điểm và yêu cầu khác biệt với các ngành khác. Với mục tiêu phát triển nguồn lực là xây dựng đội ngũ lao động ngành du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, cao về chất lượng, đảm bảo các yêu cầu phát triển nhanh bền vững với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu và toàn diện. Nh à nước cần sớm xây dựng những cơ chế, chính sách mang tính pháp quy về chế độ lao động trong doanh nghiệp khách sạn du lịch cho phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc, giúp doannh nghiệp có một hành lang pháp lý thuận lợi trong việc tháo gỡ những khó k hăn về lao động, Thêm vào đó, Nhà nước nên có những văn bản pháp quy cụ thể trao quyền cho Tổng cục Du lịch kiểm soát toàn bộ về vấn đề điều chuyển, sắp xếp, bố trí lao động cũng như trong hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp khách sạn du lịch. Tổng cục D u lịch phải là cơ quan chịu trách nhiệm trước chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh của doannh nghiệp khách sạn du lịch.

- Nhà nước cần hoàn thiện và điều chỉnh các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn như Luật lao độn g, Luật du lịch… Do vậy,sự hoàn thiện những bộ luật này là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp khách sạn nói chung và khách sạn Platinum nói riêng xây dựng quy chế làm việc hợp lý cho người lao động.

- Nhà nước cần có chính sách ổn định về kinh tế, chính trị… Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn khách cũng như chi phí kinh doanh của khách sạn đặc

biệt là chi phí về tiền lương của người lao động và từ đó ảnh hưởng đến công tác bố trí và sử dụng lao động trong khách sạn cũng như hiệu quả của công tác nà y.

- Nhà nước cần chỉ đạo Bộ Giáo dục và đào tạo trong việc đổi mới chương trình dạy học trong các trường đại học đào tạo về chuyên ngành khách sạn – du lịch để sinh viên ra trường có đầy đủ kiến thức, kĩ năng tác nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khách sạn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn.

4.3.2.1 Kiến nghị với Bộ Văn hoá – Thể Thao – Du lịch

- Đề nghị bộ văn hoá thể thao và du lịch thông qua UBND thành phố kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một số môn học bằng ngoại ngữ (song ngữ) vào trong chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng và trung học du lịch nhằm giúp cho sinh viên nâng cao khả năng ngoại ngữ, tự tin hơn khi đi làm việc, giúp khách sạn dễ dàng hơn trong công tác bố trí và sử dụng nhân sự

- Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cần hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ trong khách sạn, về xếp hạng khách sạn để khách sạn có kế hoạch bố trí và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý.

- Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cần ban hành những quy định cụ thể về trình độ tối thiểu của các loại lao động trong doanh nghiệp khách sạn – du lịch. Đây sẽ là căn cứ cho công tác bố trí và sử dụng nhân lực để phân công lao động hợp lý, đảm bảo nguyên tắc “đúng người, đúng việc”.

- Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cần xây dựng định mức lao động ngành, đây là một cơ sở quan trọng để khách sạn nghiên cứu khi đưa ra định mức lao động cho nhân viên trong khách sạn.

- Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cần tổ chức các hội nghị, hội thảo về công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong ngành. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp khách sạn có thể chia sẻ kinh nghiệm, cùng tháo gỡ những khó khăn tồn tại để có thể bố trí và sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực trong khách sạn.

- Bộ Văn hoá – Thể Thao – Du lịch cần đẩy mạnh công tác thanh tra đến các doanh nghiệp du lịch nhằm kiểm tra trình độ, kỹ năng của nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch từ đó giúp cho các doanh nghiệp phải thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho mình phục vụ cho công tác bố trí và sử dụng nhân sự hợp lý hơn

- Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch cần đầu tư thích đáng cho việc phát triển nguồn nhân lực ngành khách sạn để ngành có được đội ngũ lao có trí tuệ, có năng lực phẩm chất, có khả năng tham gia vào tiến trình hội nhập bằng cách:

+Nâng cao chất lượng tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch, về khách sạn bằng việc đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, tăng cường cơ sở vật

chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy, học tập của sinh viên. Đặc biệt chú trọng tới việc đào tạo các kỹ năng cho sinh viên: kỹ năng giao tiếp bằng cả tiếng việt và tiếng anh, kỹ năng làm việc theo nhóm…

+ Mở rộng hơn nữa các chương trình hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài về vấn đề đào tạo lĩnh vực kinh doanh khách sạn, du lịch tạo cơ hội cho giáo viên, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với công nghệ kinh doanh khách sạn hiện đại tiên tiến trên thế giới..

4.3.2.3.Kiến nghị với Sở Văn hoá – Thể Thao – Du lịch

- Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hà Nội cần ban hành những chính sách, văn

bản tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp khách sạn về vốn, trang thiết bị…nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho khách sạn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong quá trình tác nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. - Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hà Nội cần có những chính sách quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội nhằm thu hút khách du lịch, gia tăng nguồn khách đến khách sạn. Sự biến đổi về số lượng khách sử dụng dịch vụ của khách sạn đòi hỏi có sự điều chỉnh trong công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong k hách sạn nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

- Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hà Nội cần tổ chức các hội nghị, hội thảo về công tác quản trị nhân lực trong khách sạn nói chung cũng như công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn nói riêng để các khách sạn trao đổi, học tập lẫn nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực trong khách sạn.

MỤC LỤC

Chương 1: tổng quan nghiên cứu về hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực trong

khách sạn...1

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài. ...1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài ...2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu...3

1.4 Phạm vi nghiên cứu ...3

1.5 Kết cấu đề tài ...3

Chương 2: Tóm lược một sô lý luận cơ bản về công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn...5

2.1 Khái niệm,mục tiêu, vai trò và nội dung của quản trị nhân lực trong khách sạn ...5

2.1.1 Khái niệm. ...5

2.1.2 Mục tiêu và vai trò của quản trị nhân lực trong khách sạn ...5

2.1.3 Nội dung của quản trị nhân lực trong khách sạn...6

2.2 Lý luận chung về nhân lực trong khách sạn...7

2.2.1 Khái niệm về lao động trong khách sạn ...7

2.2.2 Đặc điểm của lao động trong khách sạn ...7

2.2.3 Vai trò của lao động trong khách sạn ...9

2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trước đó ... 10

2.4 Phân định nội dung về bố trí và sử dụng nhân lực trong khá ch sạn ... 11

2.4.1 Khái niệm và tầm quan trọng của bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn ... 11

2.4.2 Mục tiêu của bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn... 12

2.4.3 Nguyên tắc bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn ... 12

2.4.4 Nội dung của bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn ... 13

2.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn ... 16

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng công tác bố trí và sư dụng nhân lực tại khách sạn Platinum ... 19

3.1 Phương pháp nghiên cứu ... 19

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ... 20

3.2 Đánh giá tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới công tác bố trí và sử dụng nhân lực tai khách sạn Platinum………...………...21

3.2.1 Giới thiệu chung về khách sạn Platinum ... 21

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Platinum ... 22

3.3 Kết quả phân tích dữ liệu………....…….24

3.3.1 Kết quả điều tra dữ liệu sơ cấp ... 24

3.3.2 Kết quả từ việc phân tích dữ liệu thứ cấp ... 28

3.4 Thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Platinum ... 32

3.4.1 Mục tiêu của việc bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Platinum ... 32

3.4.2 Các nguyên tắc bố trí và sử dụng nhân lực mà khách sạn đang áp dụng .... 32

3.4.3 Thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Platinum .... 32

Chương 4 Các kết luận và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Platinum ... 38

4.1 Một số kết luận qua việc nghiên cứu công tác bố trí và sử dụng nhân sự tại khách sạn Platinum... 38

4.1.1 Ưu điêm... 38

4.1.2 Hạn chế và nguyên nhân ... 39

4.2 Phương hướng phát triển và hoàn thiện công tác bố trí va sử dụng nhân lực tại khách sạn Platinum... 41

4.2.1 Phương hướng sản xuất kinh doanh của khách sạn Platinum trong những năm tới ... 41

4.2.2 Phương hướng phát triển và hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách san platinum ... 42

4.3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Platinum ... 44

4.3.1 Giải pháp bố trí và sử dụng nhân lực hợp lý tại khách sạn platinum ... 44

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn platinum (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)