3.4.1 Mục tiêu của việc bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Platinum
Mục tiêu bố trí và sử dụng nhân sự của khách sạn là bố trí và sử dụng nhân lực là đảm bảo nhu cầu nhân sự trong moi thời điểm, bố trí “đúng người, đúng việc”, đúng năng lực sở trường nhằm nâng cao hiệu quả công việc, phát huy tối đa năng lực, sở trường của mọi người
3.4.2 Các nguyên tắc bố trí và sử dụng nhân lực mà khách sạn đang áp dụng
Nguyên tắc được khách sạn Platinum áp dụng phổ biến nhất là nguyên tắc bố trí và sử dụng “ đúng người, đúng việc”, Làm việc đúng trước khi làm đúng việc. Ngoài ra khách sạn cũng có sử dụng kết hợp thêm vài nguyên tắc khác như bố trí và sử dụng nhân lực cần phải đảm bào hai hoà gơữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, phối hợp chặt chẽ giữa phân công lao động va tổ chức lao động…
3.4.3 Thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Platinum 3.4.3.1 Định mức lao động 3.4.3.1 Định mức lao động
Phương pháp định mức lao động được khách sạn áp dụng phổ biến nhất là phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp tương tự. Kết quả của sự kết hợp 2 phươg pháp trên là bảng định mức công việc được thể hiện ở bảng sau
Bảng 3.9 Bảng định mức lao động cho các bộ phận tại khách sạn Platinum năm 2009 STT Bộ phận Chức danh Tổng nhân viên Đinh mức lao động Đơn vị 1 Đón tiếp - NV lễ tân - NV hành lý - NV thu ngân - NV trực điện thoại 6 4 2 4 22 25 25 25 Khách/người/ ca 2 Buồng - Trưởng BP - NV thu dọn 1 10 44 11 Buồng/ người/ ca 3 Nhà hàng - Trưởng BP - NV phục vụ - NV Pha chế 1 12 1 80 20 40 Khách/người/ ca 4 Bếp - Bếp trưởng - Bếp phụ - Nhân viên 2 2 4 15 25 25 Suất/ người/ ca Nguồn : khách sạn Platinum
Qua bảng 3.9 ta thấy, định mức lao động cho nhân viên của khách sạn Platinum có cụ thể, chi tiết cho từng chức danh.Tuy nhiên ở một số vị trí định mức còn cao như nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ bàn, bếp, nhân viên dọn buồng... Cơ sở đánh giá là thông tin phản hồi của nhân viên kết hợp với sự so sánh định mức ở các vị trí này của khách sạn còn cao hơn rất nhiều so với một số khách sạn 3 sao khác. Theo số liệu thống kê thì nhân viên xin nghỉ việc do sức khoẻ chiếm tỷ lệ cao hơn v ào chính vụ so với nhân viên xin nghỉ việc vì các lý do khác. Ngoài ra bảng này chưa thể hiện định mức công việc cho các bộ phận khác như: bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán tài chính, …vì những người này làm việc theo giờ hành chính, không thể đo được khối lượng công việc hoàn thành, nên chưa có cơ sở để định mức. Việc định mức trên nhà quản lý căn cứ chủ yếu vào đặc điểm nghề nghiệp để đưa ra định mức công việc
3.4.3.2 Tổ chức lao dộng và công việc a/ Phân công lao động
Ở bảng 3.7 cho thấy lao động khách sạn chủ yếu được phân bổ ở bộ phận đón tiếp (22,86%). Bộ Phận nhà hàng và bộ phận buồng có số lượng lao động như nhau (20%). Bộ phận bếp số lượng nhân viên là 8 nhân viên chiếm tỷ trọng là 11.43%. Các bộ phận còn lại có số lượng lao động chiếm tỷ lệ không đáng kể do khối lượng công việc không nhiều.
Việc hợp tác lao động cũng được khách sạn thực hiện theo một ê kíp làm việc. Trong đó bộ phận lễ tân giữ vai trò chủ chốt nhất có nhiệm vụ truyền thông tin nhu cầu của khách tới các bộ phận khác sau đó các bộ phận liên quan sẽ gửi thông tin lại cho bộ phận lễ tân tổng hợp làm nhiệm vụ check out cho khách. Nếu xảy ra sai xót tại một bộ phận cũng dẫn đến cả quy trình làm việc đó bị sai. Sự sai xót này hiếm khi xảy ra trong khách sạn vì khách sạn thiết lập được quy trình làm việc khoa học cho tất cả các bộ phận. Việc hợp tác lao động chưa tốt ở một số bộ phận thể hiện ở chỗ là vào giờ cao điểm một số bộ phận có đặc điểm công việc tương đồng nhau có thể huy động nhân viên của các bộ phận đó giúp đỡ nhau hoàn thành công việc với mức công suất cao nhất nhưng điều này hiếm khi được thực hiện tại khách sạn
- Về luân chuyển công việc khách sạn thực hiện tốt cho một số cá nhân khi cảm thấy họ không phù hợp với công việc hiện tại và muốn chuyển họ san g vị trí khác với mục đích nâng cao hiệu quả làm việc của họ. Sau một kỳ làm việc thường là 6 tháng khách sạn tiến hành đánh giá nhân viên. Và sau mỗi lần đánh giá như vậy thường có 3 – 4 nhân viên phải chuyển sang vị trí khác làm việc
b/ Quy chế làm việc
Quy chế về thời gian làm việc và nghỉ ngơi được khách sạn quy định rất rõ ở bảng sau
Bảng 3.10 Quy định của khách sạn về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao động
STT Bộ Phận Thời gian làm việc Thời gian nghỉ ngơi Số ca Thời gian
1 Ban giám đốc
2 P. nhân sự Hành
chính
8h30 – 16h 30 1,5 ngày/ tuần ( chiều t7, ngày CN) + những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước 3 P. kỹ thuật Hành
chính
8h30 – 16h 30 1,5 ngày/ tuần ( chiều t7, ngày CN) + những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước
4 P. KTTC Hành
chính
8h30 – 16h 30 1,5 ngày/ tuần ( chiều t7, ngày CN) + những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước 5 P. sale $
MKT
Hành chính
8h30 – 16h 30 1,5 ngày/ tuần ( chiều t7, ngày CN) + những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước 6 Bộ phận lễ
tân
3 ca - Ca 1: 6h – 14h - Ca 2: 14h - 22h - Ca 3: 22h – 6h
1 ngày/ tuần ( không nghỉ vào T7, CN) + Các ngày nghỉ theo quy định của nhà nước
7 Bộ phận buồng
2 ca - Ca 1: 7h – 15h - Ca 2 15h – 23h
1 ngày/ tuần ( không nghỉ vào T7, CN) + Các ngày nghỉ theo quy định của nhà nước
8 Bộ phận nhà hàng
3 ca - Ca 1: 10h – 14h - Ca 2: 16h – 20h - Ca3: 22h – 1h
1 ngày/ tuần ( không nghỉ vào T7, CN) + Các ngày nghỉ theo quy định của nhà nước
9 Bộ phận bếp 2 ca - Ca 1: 7h – 15h - Ca 2 15h – 23h
1 ngày/ tuần ( không nghỉ vào T7, CN) + Các ngày nghỉ theo quy định của nhà nước
- Về thời gian làm việc khách sạn quy định như sau:
+ Giờ hành chính đối với các phòng ban như: phòng kỹ thuật, phòng nhân sự. phòng kế toán tài chính, phòng Sale $ maketing. Nhân viên tại các bộ phận này làm việc từ 8 h 30 đến 16h 30 các ngày trong tuần, riêng thứ 7 làm từ 8h30 đến 12h30.
+ Ca làm việc đối với các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp... Riêng bộ phận lễ tân phải làm việc 24/ 24h nên khách sạn chia ra làm 3 ca, mỗi ca 8h. Bộ phận nhà hàng phục vụ khách vào 3 thời điểm sáng, chiều, đêm nên thời gian làm việc cũng được chia làm 3 ca. Còn các bộ phận còn lại chủ yếu là 2 ca tuỳ theo đặc điểm công việc
- Về thời gian nghỉ ngơi: Đối với những bộ phận làm việc theo giờ hành chính thì được nghỉ 1,5 ngày/ tuần + những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước. Người lao động ở các bộ phận lễ tân, buồng, bàn,bar, bếp được nghỉ 1 ngày/ tuần ( nghỉ bất cử ngày nào trong tuần nhưng không được nghỉ vào thứ 7, chủ nhật) + Những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước. Về thời gian nghỉ ngơi trong một ca làm việc nhiều bộ phận áp dụng không khoa học như cho nhân viên nghỉ ngơi ăn uống cùng một lúc, nếu khách hàng có nhu cầu sẽ không kịp bố trí được nhân viên gây ra sự lộn xộn. thời gian nghỉ ngơi của bộ phận hành chính thường cố định nên không có sự ảnh hưởng lớn nhưng ở các bbộ phận tác nghiệp khách sạn quy định nhân viên được nhỉ một ngày trong tuần. Quy định này là chưa chặt chẽ vì nhiều trường hợp nhân viên rủ nhau cùng nghỉ một ngày dẫn đến tinh trạng thiếu hụt lao động tại thời điểm đó. Một thực tế nữa là vào những dịp lễ tết lẽ ra nhân viên được nghỉ theo quy định của nhà nước nhưng khách sạn dùng nhiều chiêu lôi kéo nhân viên làm việc vào những ngày này và cho h ọ nghỉ bù vào thời điểm khác Vì vào những thời điểm này khách có nhu cầu đi du lịch tăng là cơ hội kinh doanh cho các khách sạn, Nếu thiếu nhân viên thì cơ hội đó coi như là bị bỏ ngỏ
- Quy định khác. Nhân viên phải làm việc đúng giờ, mặc đồng phục theo quy định, đầu tóc gọn gàng, không hút thuốc, uống rượu bia, trộm cắp, có trách nhiệm bảo vệ tài sản cho khách hàng và cho khách sạn….
c/ Tổ chức chỗ làm việc
Như bảng 3.2 đã phân tích
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị: Yếu tố này được nhân viên đánh giá ở mức tương đối cao (3.44đ). Là do khách sạn tiến hành đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị ở một số bộ phận như bộ phận lễ tân, bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán tài chính. Các bộ phận này nhân viên được sử dụng những trang thiết bị hoàn toàn mới đạt tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ. Các phòng làm việc đều có máy tính nối
mạng, điều hoà, điện, bàn làm việc, ghế ngồi các tài liệu liên quan… Nh ưng một số bộ phận khác như bộ phận quản trị nhân sự, bộ phận Sale maketing nhân viên vẫn phải sử dụng trang thiết bị cũ do chi phí để mua các phần mềm này tương đối cao trong khi t ài chính của khách sạn có hạn cần đầu tư cho nhưngx khoản mục khác cần thiết hơn
- Về sự thuận tiện trong quá trình làm việc được nhân viên đánh giá ở mức tương đối cao (3.36đ). Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị ở các phòng ban đều đảm bảo đúng và đủ về số lượng và chất lượng, Tuy nhiên như phân tích ở trên một số phòng làm việc trang thiết bị chưa được đầu tư, đổi mới. Các phòng làm việc liên quan thường được bố trí gần nhau cho tiện làm việc ví dụ như bộ phận bàn, bar, bếp được khách sạn bố trí ở tầng trên cùng của khách sạn… Ngoài sự sắp đặt về vị trí, các trang thiết bị cũng được khách sạn bố trí tương đối hợp lý thuận tiện cho quá trình tác nghiệp.
- Về môi trường làm việc trong khách sạn được nhân viên đánh giá ở mức độ bình thường ( 3.08đ). Hầu hết các phòng ban đều đảm bảo quá trình làm việc về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ an toàn… Tuy nhiên diện tích hơi nhỏ, phòng nào lớn thì được 15 – 16 m2 ví dụ như phòng làm việc của ban giám đốc, phòng làm việc của nhân viên buồng, phòng nhỏ chỉ được 8 – 10 m2 như phòng kế toán tài chính, phòng sale maketing…
Chương 4 Các kết luận và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Platinum
4.1 Một số kết luận qua việc nghiên cứu công tác bố trí và sử dụng nhân sự tại khách sạn Platinum khách sạn Platinum
4.1.1 Ưu điêm
Sau quá trình nghiên cứu, phận tích thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn platinum. Em nhận thấy những kết quả đạt được như sau
- Lao động trong khách sạn được bố trí tương đối hợp lý về cơ cấu độ tuổi, giới
tính, trình độ học vấn thể hiện. Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao phù h ợp với đặc điểm của công việc đòi hỏi sự dịu dàng, khéo léo. Lao động trong khách sạn hầu như ở độ tuổi rất trẻ họ là những người năng động, sáng tạo, nhiệt tình, tận tuỵ với công việc. Đặc biệt là lao động trẻ rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách sạn. Lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ tương đối cao, họ đã được đào tạo bài bản về kiến thức lý thuyết cũng như các kiến thức xã hội, lao động này thường có trình độ chuyên môn cao
- Sự luận chuyển trong công việc cũng được thực hiện kịp t hời, đúng lúc tránh được tình trạng công việc bị lộn xộn, trì trệ, đồng thời phát hiện thêm được những tài năng mới của nhân viên để có phương hướng bố trí và sử dụng hợp lý nhất. Sau khi luận chuyển công việc nhân viên cũng dễ thích ứng với môi trương mới do đội ngũ lao động của khách sạn còn rất trẻ họ thường năng động, tiếp thu nhanh, dễ thích ứng được với môi trương có nhiều sự thay đổi. Vị trí lam việc cũ cũng nhanh chóng được thay thế và vẫn đảm bảo được ê kíp làm việc không gây ra sự xáo trộn, mất tr ật tự
- Thời gian làm việc được chia thành các ca làm việc rõ ràng phù hợp với từng cá nhân, bộ phận. Thời gian lao động quy định rõ ràng tạo thuận lợi cho việc quản lý người lao động. Quy đinh thời gian làm việc cụ thể, rõ ràng tránh được hiện tượng người lao động đến muộn về sớm. Hiện tại ở một số các bộ phận tác nghiệp khách sạn chỉ bố trí giờ làm việc từ 2 – 3 ca tiện cho việc quản lý. Không như các khách sạn 3 sao khác bộ phận tác nghiệp chủ yếu chia thành các ca ngắn từ 2 – 4 h/ ca và chia làm nhiều ca trong ngày. Như vậy rất khó khăn cho việc quản lý ca trước và ca sau có tình trạng nhầm lẫn hoặc sai xót sảy ra nhà quản trị khó xác định được ca làm việc nào phụ trach do tình trạng ca trước đổ lỗi cho ca sau…
- Các quy định khác của khách sạn cũng được nhân viên chấp hành tốt như các quy định về nhân viên phải mặc đồng phục theo quy định, đầu tóc gọn gàng, không hút thuốc, uống rượu bia, trộm cắp, có trách nhiệm bảo vệ tài sản cho khách hàng và cho khách sạn. Nội quy của khách sạn chặt chẽ ở chỗ nếu k hông tuân thủ nguyên tắc
này như nhân viên có hành vi trộm cắp, sử dụng ma tuý, chất kích thích ( rượu, bia, thuốc…) hoặc không mặc đồng phục theo quy định của khách sạn, có hành vi phản động tuyên truyền những thói hư tật xấu sẽ bị xử lý rất nặng có thể p hạt tiền nếu hành vi ở mức độ nhẹ, có thể bị kiện ra trước pháp luật nếu có hành vi trộm cắp tài sản của khách và khách sạn, có thể bị cách chức hoặc đuổi việc
- Môi trường làm việc thì các phòng làm việc đều đảm bảo về ánh sáng, độ ẩm, nhiệt đô… đủ điều kiện để nhân viên làm việc.. Các phòng làm việc đều có bàn làm việc, máy tính nối mạng, điều hoà, các trạng thiết bị liên quan… Khách sạn đặc biệt quan tâm đến các yếu tố này cho các phòng làm việc để nhân viên đạt năng suất hiệu quả công việc ở mức cao nhất
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị được bố trí, sắp đặt hợp lý thuận tiện cho quá trình làm việc góp phần nâng cao năng suất lao động thể hiện bàn làm việc, máy tính, tài liệu được sắp xếp bố trí tương đối khoa học, gọn gàng, không bị xáo trộn kh i