Điểm yếu trong quảnlý ngân sách nhà nước tại thị trấn An Lão

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn an lão, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

Trong công tác lập dự toán thu, chi NS thị trấn: Dự toán chưa bao quát hết các nguồn thu, chưa sát thực tế, cơ cấu chi còn bất hợp lý, chưa chấp hành đúng nguyên tắc cân đối thu, chi NS thị trấn. Khi lập dự toán chưa sát định mức, tiêu chuẩn luật định, làm cho công tác điều hành thực hiện dự toán bị động, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Trong chỉ đạo triển khai xây dựng dự toán, còn nhiều khoản thu, chi NS chưa được xác định vào dự toán như chi cho hoạt động của trạm xá, cho hoạt động của trường mầm non,...

Trong công tác chấp hành dự toán thu, chi NS thị trấn: Chấp hành thu NS thị trấn:

Việc UBND huyện giao dự toán cho thị trấn chưa thực sự sát với tình hình thực tế, do vậy trong năm còn phải bổ sung dự toán.

Công tác phối kết hợp với các ngành liên quan trong việc tổ chức thu ở thị trấn chưa chặt chẽ. UBND thị trấn thường không quan tâm đến nguồn thu thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ của ngành thuế từ đó trong công tác thu thuế còn bỏ sót nguồn thu, để các đơn vị trốn thuế, gian lận thuế. Việc xử lý các đơn vị trốn thuế chưa nghiêm từ đó dẫn đến nguồn thu thuế khai thác chưa triệt để.

Khoản thu NS thị trấn hưởng 100% còn bị coi nhẹ do nguồn thu này có tỷ trọng nhỏ như thu phí, lệ phí.

Một số đơn vị chưa coi trọng khâu lập hồ sơ chứng từ. Trong quá trình thu không thực hiện lập phiếu thu hoặc sử dụng biên lai thu tiền, thực hiện thu bằng cách ký sổ tay, không vào sổ thu NS, không lập giấy nộp tiền để nộp vào NS tại KBNN.

Chấp hành chi NS thị trấn:

Cơ cấu chi NS thị trấn chưa hợp lý, một số khoản chi quá mức không cần thiết (như hội nghị, tiếp khách, nhiều khoản chi không đúng mục đích, vẫn còn có những biểu hiện hợp lý hóa chứng từ trong chi tiêu), một số khoản thi chi ít nên không đảm bảo tốt được hoạt động (như chi cho các sự nghiệp y tế, giáo dục, môi trường).

Việc tổ chức chi đôi khi còn tùy tiện, chi sai nguyên tắc, sai nội dung kinh tế, chi sai so với dự toán được duyệt; vẫn còn tình trạng tự thu, tự chi không thực hiện qua NS tại KBNN. Về sổ sách kế toán còn một số đơn vị vẫn chưa mở đầy đủ sổ sách kế toán. Việc hạch toán còn nhiều sai sót như việc chữa sổ chưa thực hiện theo đúng quy định như dùng bút sơn để tẩy xóa, còn nhiều đơn vị không mở sổ theo dõi tài sản, không tính hao mòn tài sản cố định, còn hạch toán nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn chưa đúng Mục lục NS.

Trong công tác quyết toán NS thị trấn:

Về hệ thống báo cáo còn một số đơn vị lập nhiều bảng cân đối tài khoản kế toán, thiếu thuyết minh báo cáo tài chính, lập không đúng mẫu báo cáo đã được Nhà nước quy định.

việc hành chính) một số đơn vị vẫn còn giao dịch với KBNN.

Theo quy định, cuối ngày 31/12 năm NS, các đơn vị phải thực hiện đối chiếu công nợ, kiểm kê quỹ tiền mặt, vật tư, hàng hóa, tài sản... nhưng trên thực tế khi Ban Tài chính tiến hành thẩm tra quyết toán năm đối với các đơn vị thì hầu như công việc này chỉ có một số đơn vị tiến hành hoặc khi tiến hành thường là sau ngày 31/12 của năm trước.

Trong quá trình thực hiện công tác quyết toán, còn một số đơn vị thực hiện còn chậm, chưa tập hợp, rà soát hết các khoản thu, nhiệm vụ chi; chưa tập hợp đầy đủ hồ sơ, chứng từ thực hiện khóa sổ kế toán; lập báo cáo còn thiếu một số mẫu biểu theo quy định, số liệu còn chưa chính xác.

Qua thực tế cho thấy việc thực hiện chế độ công khai tài chính một số đơn vị thực hiện chưa đúng theo quy định, chưa niêm yết số liệu quyết toán NS thị trấn tại nơi công cộng, mà chỉ thực hiện công khai trước các kỳ họp của HĐND.

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thu, chi NS thị trấn: Công tác này được thực hiện còn mang tính hình thức, nể nang, dẫn tới chưa phát hiện kịp thời những vi phạm và có biện pháp chỉ đạo khắc phục. Bên cạnh đó chưa phát huy vai trò giám sát của HĐND thị trấn đối với quá trình lập, chấp hành, quyết toán mà Luật NSNN đã quy định. Thông qua các kỳ họp HĐND thị trấn chỉ quan tâm đến giải quyết nợ đọng, mức chi cho các ban, ngành, đoàn thể mà chưa đi sâu vào chất vấn công tác quản lý, điều hành NS, hạch toán, báo cáo quyết toán, điều này cho thấy sự vào cuộc và trình độ của một số đại biểu HĐND còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn an lão, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

w