Nguyên nhân của điểm yếu trong quảnlý ngân sách nhà nước tại thị trấn An Lão

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn an lão, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 88 - 92)

trấn An Lão

2.4.3.1. Những nguyên nhân thuộc về chính quyền thị trấn

Đội ngũ cán bộ quản lý NS thị trấn mặc dù đã được tuyển chọn, tuy nhiên một số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ kế toán. Đối với chủ tịch UBND thị trấn là chủ tài khoản, trực tiếp điều hành công tác ngân sách, nhưng được bầu theo nhiệm kỳ, thay đổi liên tục ảnh hưởng đến công tác điều hành, quản lý NS. Đội ngũ công chức tài chính kế toán, thủ quỹ của thị trấn tuy đã được chuẩn hóa và phân công nhiệm vụ rõ ràng, nhưng thực tế họ chưa nắm

bắt được đầy đủ quy trình quản lý NSNN, chưa thực hiện tốt nhất chức năng nhiệm vụ được giao.

Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ công nghệ phục vụ quản lý NSNN tại thị trấn còn hạn chế. Cùng với đó là sự hạn chế trong khả năng sử dụng, khai thác công nghệ thông tin để phục vụ quản lý NSNN của đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND thị trấn.

2.4.3.2. Những nguyên nhân bên ngoài chính quyền thị trấn

Xuất phát tự hạn chế của pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước về quản lý NSNN: Trong những năm qua, mặc dù một số cơ chế chính sách cơ bản đã được Nhà nước ban hành, song việc ban hành thường chậm so với yêu cầu, còn nhiều quy định bất hợp lý, thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chủ yếu mang tính chất xử lý tình thế (điển hình là chính sách về tiền lương, phụ cấp, chế độ hội nghị,...). Hệ thống văn bản, chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý đất đai cũng chưa đồng bộ từ Trung ương đến tỉnh làm cho việc triển khai còn nhiều lúng túng, chậm trễ.

Đối với chính sách quản lý vĩ mô cùng có những bất cập nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ NS. Phân bổ NS cấp dưới phải phù hợp với NS cấp trên theo từng lĩnh vực và khi được tổng hợp chung phải đảm bảo mức HĐND thông qua, không được bố trí tăng, giảm các khoản chi trái với định mức được giao. Chính điều này đã không khuyến khích địa phương ban hành các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm thực hiện tốt dự toán.

Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn nhà nước ban hành chưa đầy đủ, lại chậm thay đổi nên không phù hợp với tình hình thực tế, có lúc không thực hiện được. Cơ sở hạ tầng kinh tế của các xã, thị trấn, và huyện vẫn còn thấp, thương mại và dịch vụ còn nhỏ lẻ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa đủ mạnh nên mặc dù ngành thuế và chính quyền từ thành phố tới cơ sở đã cố gắng trong công tác thu NS song tổng số thu NS dù đã có bước tăng trưởng vượt bậc song vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu chi. Nguồn thu được phân cấp, điều tiết thì nhỏ và tăng chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của thị trấn lại lớn dẫn đến căng thẳng trong cân đối NS.

Các hướng dẫn và đánh giá truớc, trong và sau chi NSNN còn lỏng lẻo: Sự lỏng lẻo này trước hết bắt nguồn từ sự tách biệt giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Hệ quả là các khoản chi thường xuyên về cơ bản được điều chỉnh bởi Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN; trong khi đó các khoản chi đầu tư được quản lý bởi hệ thống các văn bản pháp lý về chi đầu tư. Điều đó có nghĩa là, không có một khung thống nhất để xem xét tổng chi phí và tổng lợi ích có được từ các đề án, dự án sử dụng NS.

Các quy định về thanh tra, kiểm tra, quyết toán, công khai NS chưa đầy đủ, kịp thời: Luật NSNN chưa quy định rõ trường hợp kiểm toán NS thì báo cáo quyết toán NSNN đã được kiểm toán phải được kiểm toán nhà nước gửi tới HĐND, Quốc hội trước kỳ họp, để cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức này trước khi xem xét, phê chuẩn.

Xuất phát từ tình hình kinh tế, xã hội của thị trấn: Thị trấn An Lão có điều kiện tự nhiên phức tạp, KTXH chưa có sự phát triển tốt, chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên của bộ máy chính quyền mà vẫn cần sự bổ sung của cấp trên. Bên cạnh đó, do nguồn thu còn hạn chế nên khi lập dự toán nhiệm vụ chi vẫn phải chia ra cho nhiều mặt nhiệm vụ nên hiệu quả không cao.

Công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, một phần do trình độ dân trí nhất là trình độ công nghệ thông tin của người dân địa phương còn chưa cao, một phần là do khả năng tuyên truyền, hỗ trợ người dân của đội ngũ quản lý vẫn còn hạn chế. Việc này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn và các chính quyền cấp xã đặc biệt là cán bộ thôn, xóm, các tổ chức chính trị- xã hội.

Ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn thấp. Ngoài ra, trên địa bàn chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt nên cơ quan nhà nước khó kiểm soát, thống kê để tính thuế.

Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đặt ra nhiều yêu cầu, đòi hỏi đối với công tác quản lý NSNN ở các cấp. Tuy nhiên do chưa đầu tư mạnh cho phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý NSNN ở cơ sở, nên nhiều địa phương, đặc biệt là cấp xã, công tác quản lý NSNN còn nhiều lúng túng, bất cập, chất lượng thấp.

Tiểu ết chƣơng 2

Thị trấn An Lão là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng hàng năm được cấp trên giao. Thị trấn An Lão đã chú trọng từ công tác cán bộ cho đến công tác QLNS, xây dựng Đảng. Đẩy mạnh cải cách hành chính trọng tâm là về các thủ tục hành chính, chú trọng nâng cao năng lực bằng áp dụng công nghệ thông tin rộng rãi, đảm bảo công khai minh bạch...

Nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN thị trấn An Lão từ khâu lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách đến khâu kiểm tra, giám sát việc chấp hành NSNN. Đây sẽ là cơ sở đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN tại thị trấn An Lão huyện An Lão, tỉnh Bình Định ở chương 3.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN AN LÃO, HUYỆN AN LÃO, BÌNH

ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn an lão, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 88 - 92)

w