Phƣơng hƣớng hoàn thiện quảnlý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn An Lão,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn an lão, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 92 - 93)

Lão, huyện An Lão, tỉnh Bình Định đến năm 2025

Trong thời gian tới, công tác quản lý NSNN tại thị trấn cần có những thay đổi để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm vốn có, từng bước lành mạnh hóa nền tài chính cơ sở, góp phần phát triển KTXH địa phương. Trong đó, một số phương hướng cơ bản như sau:

Công tác quản lý NSNN cần phải đảm bảo thực hiện quản lý theo đúng Luật NSNN và các văn bản dưới luật, phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm được giao theo đúng chủ trương đường lối và đặc điểm của địa bàn. Dựa trên các nguồn thu và nhiệm vụ chi đã được quy định, xác định và phân cấp trong quản lý, điều hành NS.

Đối với lập dự toán thu, chi NS thị trấn: phải được xây dựng dựa trên điều kiện KTXH của thị trấn, nguồn thu phải được bao quát rộng khắp, nhiệm vụ chi phải bảo đảm mối quan hệ hài hoà, tiết kiệm, hiệu quả.

Đối với chấp hành dự toán thu, chi NS thị trấn: phải bảo đảm tính chính xác thu đúng, thu đủ, kịp thời theo chế độ của Nhà nước, thực hiện chi đúng theo dự toán đảm bảo tiết kiệm hiệu quả. Đặc biệt chú trọng đến chi để nuôi dưỡng nguồn thu tại xã, từng bước khẳng định vai trò cấp NS thị trấn. Ban tài chímh phải có trách nhiệm ghi chép kế toán phản ánh kết quả kịp thời về thu, chi, kiểm tra giám sát kịp thời các hoạt động tài chính để đưa ra những kiến nghị cho UBND thị trấn và cơ quan tài chính cấp trên. Công tác quản lý thu chi phải được phản ánh qua biên lai, chứng từ theo mẫu đã quy định, nghiêm cấm mọi việc ghi sổ mà không có chứng từ thu chi hoặc thu, chi ngoài NS; phải tính toán đầy đủ các khoản thu, kể cả các khoản thu từ huy động đóng góp trong quần chúng nhân dân. Các nội dung chi phải được theo dõi sát sao và phản ánh kịp thời. Việc thực hiện chi NS phải căn cứ vào tồn quỹ của NS thị trấn, ưu tiên chi cho con người trong mục chi thường xuyên. Đây là

khoản chi “cứng”, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi nên phải chú ý tránh tình trạng nợ sinh hoạt phí, phụ cấp của cán bộ, công chức thị trấn. Đối với các khoản chi mua sắm, hội nghị,... cần hạn chế, thực hành tiết kiệm để giành cho các khoản chi khác.

Đối với quyết toán thu, chi NS thị trấn: phải đảm bảo quyết toán dứt điểm các khoản liên quan đến chi NS trong năm, các khoản nợ phải thu, khoản nợ phải tra, xử lý các khoản tạm thu NS còn đến cuối năm. Báo cáo quyết toán NS phải được so sánh được với cùng kỳ năm trước qua đó đánh giá được những điểm còn hạn chế trong công tác điều hành NS đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý NS tốt hơn.

Đối với thanh tra, kiểm tra, giám sát thu, chi NS thị trấn: Đẩy mạnh thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi NS, sử dụng tài sản của các bộ phận, phát hiện và báo cáo kịp thời với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý NSNN: phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, thường xuyên phối hợp với cơ quan tài chính cấp trên để từ đó tham gia học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như nghiên cứu sâu sắc hơn những chính sách chế độ mới của Nhà nước và tỉnh Bình Định ban hành. Cán bộ, công chức quản lý NSNN của thị trấn phải thường xuyên trau dồi kiến thức quản lý cũng như chế độ tài chính, kế toán mới qua đó mà thực hiện cho phù hợp hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn an lão, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 92 - 93)

w