Xác định CIE L*a*b*

Một phần của tài liệu TINH SẠCH DẦU CÁ TRA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ KẾT HỢP SÓNG SIÊU ÂM (Trang 47 - 48)

Mô hình CIE L*a*b* đƣợc xây dựng dựa trên khả năng cảm nhận màu của mắt ngƣời. Các giá trị Lab mô tả tất cả những màu mà mắt một ngƣời bình thƣờng có thể nhìn thấy đƣợc. Lab đƣợc xem là một mô hình màu độc lập đối với thiết bị và thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một cơ sở tham chiếu khi chuyển đổi một màu từ một không gian màu này sang một không gian màu khác. Theo mô hình Lab với hệ tọa độ L a* b* thì giá trị L * là thƣớc đo độ sáng, từ 0 (đen) đến 100 (trắng), giá trị a* nằm trong khoảng từ -100 (độ xanh) đến +100 (màu đỏ) và giá trị b * nằm trong khoảng từ - 100 (có màu xanh) đến +100 (độ vàng) (C Borchani cùng công sự, 2010).

Độ chênh lệch màu (∆E) đƣợc tính bằng:

∆E = √( ) ( ) ( ) (2.5) Trong đó:

ΔL* = L*2 – L*1 ; Δa* = a*2 - a*1 ; Δb* = b*2 - b*1

L*1; L*2: lần lƣợt là độ sáng trung bình của mẫu đối chứng và mẫu ở mỗi chế độ xử lý.

a*1; a*2: lần lƣợt là chỉ số a* trung bình của mẫu đối chứng và mẫu ở mỗi chế độ xử lý.

b*1; b*2: lần lƣợt là chỉ số b* trung bình của mẫu đối chứng và mẫu ở mỗi chế độ xử lý.

37

Giá trị độ chênh lệch màu sẽ chỉ ra các mức ý nghĩa khác nhau đƣợc trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Ý nghĩa giá trị ∆E

Giá trị ∆E Ý nghĩa

0 – 1 Ngƣời quan sát không nhận thấy sự khác biệt

1 – 2 Chỉ có ngƣời quan sát có kinh nghiệm mới có thể nhận thấy sự khác biệt 2 – 3.5 Ngƣời quan sát chƣa từng trải nghiệm cũng nhận thấy sự khác biệt 3.5 – 5 Có sự khác biệt rõ ràng về màu sắc

>5 Ngƣời bình thƣờng có thể quan sát thấy hai màu khác nhau

Cách tiến hành: các mẫu đƣợc đựng trong ống nghiệm thủy tinh (đƣờng kính x chiều dài = 20 x 1.80 mm) trong suốt, sử dụng máy đo màu đặt sát vào ống nghiệm và chụp hình sao cho phần ống kính chiếu thẳng vào ống nghiệm. Kết quả đọc trực tiếp trên màn hình.

Một phần của tài liệu TINH SẠCH DẦU CÁ TRA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ KẾT HỢP SÓNG SIÊU ÂM (Trang 47 - 48)