Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Nhơn Hội, Tỉnh Bình Định (Trang 89 - 93)

3.2.6.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò quản lý nhà nước của chính quyền các cấp

biện pháp phù hợp trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án.

- Định hướng thu hút đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, xác định những dự án ưu tiên thu hút đầu tư theo hướng tạo lập, quy hoạch KKT chuyên ngành mũi nhọn (điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến lương thực, thực phẩm công nghệ cao) và tạo lập chuỗi công nghiệp phụ trợ.

- Ban Quản lý KKT tỉnh với tư cách một cơ quan quản lý nhà nước mang tính đặc thù vừa làm công tác quản lý nhà nước vừa làm công tác ngoại giao và được sự uỷ quyền của các Bộ, ngành Trung ương và của địa phương, do đó cần phải có chính sách đặc thù với mô hình quản lý này. Do vậy để phát huy hiệu quả của cơ chế “một cửa, tại chỗ” thì các ngành có liên quan tiếp tục xem xét uỷ quyền thêm cho Ban quản lý các KKT thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc phát triển KKT nhằm xử lý mau lẹ để tạo sự hấp dẫn, thu hút đầu tư.

- Định kỳ hàng quý (năm) Ban quản lý KKT tổ chức cuộc họp mặt hoặc viếng thăm các doanh nghiệp trong KKT để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp nhằm từng bước giải quyết những khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp an tâm SXKD. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh và các Bộ ngành trung ương trong việc tháo gỡ các khó khăn vướng mắt của doanh nghiệp theo phương châm “xem khó khăn của nhà đầu tư như khó khăn của chính mình.

- Các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư phải được hướng dẫn thực hiện thủ tục môi trường và thủ tục này phải có trước khi khởi công xây dựng công trình hoặc chuẩn bị mặt bằng thi công. Kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp cố tình không thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra và thu hồi giấy phép của các dự án triển khai chậm tiến độ theo cam kết, các dự án hoạt động không hiệu quả và vi phạm các chính sách pháp luật của Nhà nước. Việc thu hồi phải được thực hiện kiên quyết và thường xuyên, nhằm ngăn ngừa những hoạt động kinh doanh không lành

mạnh, tiết kiệm nguồn lực (đất đai, nhà xưởng, lao động,...) và tạo lập môi trường tốt cho hoạt động sản suất kinh doanh.

- Nâng cao hiệu lực pháp lý công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong KKT bằng các văn bản pháp luật; điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác này. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để công tác quản lý doanh nghiệp được tốt hơn, tránh trường hợp không có quy định hoặc quy định không rõ ràng, không thực hiện được trong thực tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật liên quan đến việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong quá trình triển khai, hoạt động trong các KKT.

- Về tổ chức Công đoàn: Cần tăng cường đội ngũ cán bộ công đoàn theo hướng chuyên trách. Mỗi công đoàn cơ sở nên được thành lập chung cho 2- 3 nhà máy có tính chất giống nhau và nên có ít nhất 1 cán bộ công đoàn chuyên trách thuộc biên chế của công đoàn KKT, do công đoàn KKT trả lương. Bộ máy tổ chức công đoàn của KKT cũng cần được hoàn thiện theo hướng trở thành một tổ chức độc lập, là đơn vị dự toán có kinh phí hoạt động riêng.

- Về tổ chức Đoàn thanh niên: Lực lượng lao động ở KKT phần lớn là thanh niên. Vì vậy, nên thiết lập tổ chức Đoàn thanh niên, bố trí bộ máy thích hợp cho Đoàn nhằm tập hợp lực lượng thanh niên, hướng họ vào các hoạt động thiết thực, qua đó tăng cường công tác giáo dục tư tưởng và nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động,...

- Về tổ chức Đảng: Tổ chức Đảng cũng cần được thành lập trong các KKT vì ở đó tập trung những người lao động là giai cấp công nhân- lực lượng quan trọng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH.

3.2.6.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và Khu kinh tế

- Tỉnh Bình Định cần xây dựng định hướng thu hút đầu tư dài hạn, có tính hệ thống đổi mới chất lượng các chương trình xúc tiến. Tăng cường việc trao đổi thông tin với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài qua đó mở rộng quan hệ đối tác và tình hữu nghị. Đặc biệt chú trọng trong việc vận dụng các tập đoàn doanh nghiệp

lớn như Hồng Kông, Ma Cao, Trung Đông, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... để khai thác nguồn vốn đầu tư và triển khai các chương trình dự án lớn.

- Tiếp tục tăng cường xây dựng các mối quan hệ hợp tác đối với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Nghiên cứu, đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư, thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các văn phòng Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để từ đó cập nhật được thông tin liên quan đến tình hình thị trường đầu tư và nắm bắt tình hình các doanh nghiệp, lựa chọn đúng đắn thị trường mục tiêu để thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư có hiệu quả. Tổ chức gặp gỡ và xây dựng cơ chế hợp tác giữa tỉnh Bình Định với Đại sứ quán, tham tám thương mại của Việt Nam tại các nước phát triển.

- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, có điểm nhấn và nguồn lực phục vụ. Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, chủ động tìm thị trường và đối tác. Liên kết với các cộng đồng doanh nghiệp lớn thuộc các khối nước như ASEAN, Châu Mỹ, OECD, Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), BRIC để tìm hiểu nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp FDI, từ đó chủ động lên phương án tiếp cận thu hút.

- Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến: Tổ chức xúc tiến tại nước ngoài, hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước, thông tin quảng cáo qua các thông tin truyền hình nước ngoài, báo chí, tuyên truyền. Đặc biệt phải chú trọng xây dựng thương hiệu đầu tư tại tỉnh Bình Định như một điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư.

- Tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm về xúc tiến đầu tư và hoạt động đối ngoại của một số đại phương đã triển khai thành công trong thời gian qua như: Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... Đồng thời tăng cường cử cán bộ tham gia các khóa học trong và ngoài nước về hoạt động đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế...

- Tạo lập ngày càng đầy đủ, đồng bộ các nhân tố thị trường (thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ...), tạo môi trường đầu tư tốt, làm cơ sở xúc tiến FDI.

- Xây dựng các nhân tố môi trường bao gồm: an ninh và an toàn. Hoàn thiện kế hoạch đầu tư, thu hút đầu tư xây dựng trường học quốc tế, bệnh viện quốc tế... để

tạo điều kiện và tạo thuận lợi cho người nước ngoài, gia đình của họ có thể làm ăn, sinh sống lâu dài ở Bình Định.

3.2.6.3. Phát huy nội lực của tỉnh nhất là trong chuẩn bị vốn đối ứng để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư

Nguồn vốn cho phát triển KKT ở tỉnh Bình Định có thể chia làm hai nguồn cung cấp chính là nguồn vốn từ trong nước và nguồn vốn từ các hoạt động đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, Bình Định đã thực hiện tốt cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút các dự án đầu tư hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị. Có chính sách thu hút công ty đa quốc gia, có chính sách ưu đãi đối với các công ty đa quốc gia có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp trong nước về tiêu thụ, cung ứng sản phẩm để hình thành các cụm công nghiệp- dịch vụ.

Thực hiện tốt quy chế phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài, bảo đảm tính chủ động của các địa phương nhưng cần gắn với trách nhiệm giải trình, hoàn thiện hệ thống chế tài để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, điều chỉnh của các Bộ, cơ quan Trung ương trong trường hợp cần thiết.

Nhằm tạo môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn và an toàn, UBND tỉnh Bình Định đã chủ động vận dụng các chủ trương chính sách ưu đãi của Chính phủ vào điều kiện cụ thể của tỉnh. Trong phạm vi chức năng và thẩm quyền, UBND tỉnh đề ra nhiều giải pháp cùng các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước như:

- Thực hiện cải cách hành chính gọn nhẹ “một cửa, tại chỗ”. Các tổ chức tư vấn, cá nhân trong và ngoài nước giới thiệu nhà đầu tư vào KKT được hưởng phí môi giới.

Một phần của tài liệu Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Nhơn Hội, Tỉnh Bình Định (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)