Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động văn hóa ở trung tâm văn hóa thông tin và thể thao quận ba đình tp hà nội (Trang 63 - 68)

7. Bố cục của khóa luận

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình cũng cần phải nhìn nhận rất nhiều mặt còn hạn chế, tồn tại trong quá trình quản lý hoạt động văn hóa cần phải khắc phục.

Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền trên địa bàn đang là nhiệm vụ đƣợc cán bộ Trung tâm quan tâm và chỉ đạo sát sao, nhờ đó đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân mà công tác tổ chức các hoạt động thông tin, truyền trên địa bàn còn bộc lộ những hạn chế. Công tác tuyên truyền các lĩnh vực chính trị - đời sống văn hóa chƣa thực sự tác động sâu sắc đến nhân dân. Một bộ phận quần chúng nhân dân tham gia hƣởng ứng chƣa tích cực. Ý thức chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách pháp luật trong cộng đồng còn hạn chế, chƣa coi trọng công tác tuyên truyền của các cán bộ văn hóa cơ sở. Việc vận dụng và cụ thể hóa chính sách xã hội hoá các hoạt động văn hóa thông tin trong đó có lĩnh vực tuyên truyền của Trung tâm còn nhiều hạn chế, chƣa thu hút triệt để

nguồn vốn của xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp đầu tƣ thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo. Hầu hết công việc thực hiện tuyên truyền, quảng cáo (từ xây dựng, thiết kế, căng, treo, thay mới), đặc biệt là tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và các sự kiện văn hóa - thƣơng mại - du lịch của phƣờng đều do cơ quan thực hiện bằng ngân sách Nhà nƣớc. Các hình thức tuyên truyền có xu hƣớng nhàm chán, đơn điệu, với những hình thức không có sự thay đổi, đặc biệt trong cách thức, hình thức thể hiện, việc đảm bảo tính hấp dẫn cho nội dung thông tin là rất khó thực hiện. Trung tâm chƣa có website riêng mà mới chỉ đang hoạt động trên đƣờng link website chung của UBND quận.

Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và một bộ phận cán bộ Đảng viên về mục đích, ý nghĩa và vai trò của công tác văn hóa văn nghệ chƣa sâu sắc, do đó việc chỉ đạo, lãnh đạo quan tâm phong trào chƣa đúng mức, thiết thực, còn mang tính hình thức. Dẫn đến công tác triển khai thực hiện tổ chức và hƣớng dẫn tuy có bƣớc phát triển nhƣng chƣa đồng đều. Phong trào phát triển chƣa thƣờng xuyên, ổn định, có lúc phong trào chƣa thực sự có chiều sâu, sự phối hợp giữa các ban, ngành, hội, đoàn thể vẫn còn hạn chế, chƣa đồng bộ. Nhiều hoạt động chỉ mang tính hình thức, hiệu quả mang lại chƣa cao. Trung tâm sau khi trở thành đơn vị trực thuộc UBND quận thì các hoạt động văn hóa dần xa rời quần chúng nhân dân, các hoạt động đƣợc tổ chức chủ yếu phục vụ cho mục đích chính trị và các sự kiện lớn của quận và Thành phố. Hoạt động văn hóa tại chỗ còn thiếu năng lực về chuyên môn biểu diễn nghệ thuật nhƣ: ca sĩ, nhạc công, biên đạo và diễn viên múa... Chỉ tiêu biên chế dành cho những vị trí chuyên môn này còn hạn chế so với nhu cầu của thực tế.

Trong hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa tại cơ sở, việc triển khai thực hiện ở một số tổ dân phố vẫn còn mang tính hình thức. Việc triển khai phổ biến chƣơng trình hành động và Nghị quyết Hội nghị đại biểu nhân dân của một số tổ dân phố còn hạn chế, mới chỉ dừng ở phổ biến Nghị quyết mà chƣa ra đƣợc những biện pháp thực hiện cụ thể và khả thi. Công tác tuyên truyền phong trào có lúc, có nơi chƣa sâu rộng đến đƣợc mọi gia đình. Các hộ dân tham gia sinh hoạt, họp tổ dân phố còn hạn chế, vẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình thờ ơ không thực hiện các quy định,

đặc biệt là trong lĩnh vực trật tự đô thị, vệ sinh môi trƣờng nhƣ: vẫn còn tình trạng kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng, tình trạng xả rác bừa bãi, không đúng nơi đúng giờ quy định; vẫn còn tình trạng nuôi chó thả rông, phóng uế bừa bãi,…

Trung tâm chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng, từng quý, hàng năm mà luôn bị động theo kế hoạch cấp kinh phí của UBND quận Ba Đình cho từng hoạt động. Chính điều này cũng làm cho Trung tâm chƣa chủ động trong công tác xây dựng lộ trình chiến lƣợc cho sự phát triển của một thiết chế văn hóa lớn của Thành phố. Một số lãnh đạo của Trung tâm chƣa thực sự trách nhiệm cao với công việc. Trình độ chuyên môn của một số cán bộ viên chức chƣa theo kịp yêu cầu phát triển, chƣa đƣợc đào tạo cẩn thận và bồi dƣỡng kỹ năng tác nghiệp, nghiệp vụ còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng đƣợc các hoạt động nghiệp vụ mang tính tổng hợp, thiếu cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu. Chất lƣợng các lớp tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ chƣa cao, còn mang tính hình thức, chiếu lệ, hành chính; nội dung phƣơng pháp truyền đạt lạc hậu, thiếu tính thực tiễn, mô hình trực quan, việc lĩnh hội kiến thức không thực sự đƣợc chú trọng, dẫn đến chất lƣợng thực sự của hoạt động này chƣa đạt với chủ trƣơng đặt ra.

Số cơ sở vật chất hiện tại của Trung tâm đã quá cũ, xuống cấp, thiết bị kỹ thuật chƣa đồng bộ, thiếu, chất lƣợng kém nhƣ phòng tập, âm thanh ánh sáng,… Trung tâm chƣa có hội trƣờng riêng để chủ động tổ chức các hoạt động, cơ sở hạ tầng thiếu, không thể tổ chức các sự kiện của quận và Thành phố. Thiết bị kỹ thuật chƣa đƣợc đầu tƣ theo kịp công nghệ hiện đại, không đồng bộ nên tổ chức sự kiện lớn còn gặp khó khăn, dịch vụ công chƣa đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân.

Kinh phí trong xây dựng đời sống văn hóa còn hạn hẹp, chƣa đáp ứng yêu cầu trong việc tạo hiệu quả nâng cao chất lƣợng quản lý các hoạt động văn hóa. Trung tâm phải thực hiện nhiệm vụ công ích, chính trị theo đúng chức năng, nhiệm vụ và hoạt động theo ngân sách Nhà nƣớc nên trong vài năm gần đây thì kinh phí thu đƣợc về cơ bản chỉ bù đủ cho những hoạt động thƣờng xuyên mà không có phần tích lũy, đầu tƣ cho cơ sở vật chất, cũng nhƣ dành cho công tác đào tạo, nghiên cứu tìm hiểu các mô hình, hoạt động mới.

chức các hoạt động không thƣờng xuyên, liên tục, cán bộ thiếu tính chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch và tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng về tổ chức các hoạt động. Nội dung tự kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm chƣa chủ động, công tác thi đua khen thƣởng vẫn còn mang tính “bó đũa chọn cột cờ”, chƣa thực sự trở thành động lực để các tập thể, cá nhân ra sức thi đua thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao từ quận đến cơ sở. Ngoài ra, do Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND quận Ba Đình; sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp thực hiện các hoạt động, công tác của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; chịu sự quản lý nhà nƣớc của Phòng Văn hóa và Thông tin quận, nên công tác thanh kiểm tra về chuyên môn, chuyên ngành quản lý văn hóa và văn hóa nghệ thuật chƣa thật sự thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, Trung tâm không có chức năng thanh kiểm tra và xử phạt nên trong quá trình phát hiện sai phạm đều phải phối hợp cùng thanh tra Sở, Phòng Văn hóa- Thông tin cùng giải quyết, những sự việc mang tính sự vụ cần phải giải quyết ngay thì thiếu tính chủ động phải phụ thuộc vào đội ngũ thanh tra của đơn vị có chức năng theo đúng thẩm quyền quy định.

Tiểu kết

Quản lý văn hóa, đặc biệt là quản lý văn hóa ở cấp cơ sở là một công việc hết sức phức tạp và khó khăn, đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo thống nhất từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng, theo đƣờng lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Trong những năm qua, những kết quả đạt đƣợc trong các hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và đất nƣớc. Đặc biệt công tác quản lý các hoạt động văn hóa tại Trung tâm những năm gần đây đã đạt đƣợc nhiều kết quả cao, đƣợc cấp các ngành ghi nhận và đánh giá cao nhƣ đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức các sự kiện đạt hiệu quả tốt; công tác tổ chức đƣợc kiện toàn. Các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đẩy mạnh chuyên sâu, công tác tuyên truyền đƣợc phát triển, có đổi mới; thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị của Thành phố cũng nhƣ đất nƣớc đạt hiệu quả cao, các hoạt động sáng tạo từng bƣớc đƣợc phát huy có hiệu

quả cao; công tác tham mƣu với Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, UBND quận đƣợc khẳng định và ngày càng uy tín, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình.

Bên cạnh những mặt tích cực mà các hoạt động mang lại, Trung tâm vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhƣ đã nêu ở trên và những hạn chế này có ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển văn hóa cũng nhƣ trong hoạt động và trong công tác quản lý hoạt động của Trung tâm. những hạn chế khó khăn trên đòi hỏi cần có sự vào cuộc một cách nghiêm túc kịp thời của cả hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở, tranh thủ sự ủng hộ của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa, xây dựng chiến lƣợc tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ sao cho phù với thực tiễn địa phƣơng, thu hút đƣợc tổng hợp sức mạnh các nguồn lực trong nhân dân để nâng cao hiệu quả thực sự của công tác quản lý các hoạt động văn hóa. Từ việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của Trung tâm, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quản lý tại Trung tâm đƣợc tốt hơn trong thời gian tới.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động văn hóa ở trung tâm văn hóa thông tin và thể thao quận ba đình tp hà nội (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)