Định hƣớng của cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động văn hóa ở trung tâm văn hóa thông tin và thể thao quận ba đình tp hà nội (Trang 68)

7. Bố cục của khóa luận

3.1. Định hƣớng của cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác quản lý hoạt

TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ THỂ THAO

QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Định hƣớng của cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác quản lý hoạt động văn hóa hoạt động văn hóa

3.1.1. Định hướng chung

Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển văn hóa đã có từ lâu và bao quát nhiều vấn đề. Trong quá trình đổi mới đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa và thực hiện xây dựng các chủ trƣơng, quyết sách lớn để các cấp ủy chỉ đạo phát triển, thông qua các bộ luật quan trọng tạo hành lang pháp lý phát huy tác dụng của hệ thống thiết chế văn hóa. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của cơ quan nhà nƣớc ở các cấp, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội và của nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa; nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động của các thiết chế hiện có; thực hiện chủ trƣơng "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm" và xã hội hóa các hoạt động văn hóa; xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở nhƣ nhà văn hóa, thƣ viện, trạm phát thanh truyền hình, sân vận động, trung tâm văn hóa giải trí cho thanh, thiếu niên... Đội ngũ quản lý văn hóa ở các cấp thực hiện nghiêm túc các văn bản luật pháp về văn hóa, thông tin mà Nhà nƣớc ban hành.

Trong nhiệm kỳ Đại hội VIII, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII), ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết nêu rõ: “Làm cho văn hóa thấm sâu vào

toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con

người…” [10; tr.161].Sau khi Nghị quyết ra đời, ngành văn hoá từ Trung ƣơng đến

cơ sở đã tổ chức quán triệt, ban hành các chƣơng trình hành động, tổ chức triển khai. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế đƣợc ban hành nhằm hƣớng dẫn, điều chỉnh các hoạt động văn hoá. Thực hiện Nghị quyết trong công tác phát triển các hoạt động văn hóa, nhận thức về vai trò, vị trí văn hóa trong Đảng, trong xã hội

đƣợc nâng lên rõ rệt. Chủ trƣơng của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa đƣợc lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Nguồn lực văn hoá, mà trƣớc hết là nguồn lực con ngƣời ngày càng đƣợc phát huy, phát triển toàn diện. Quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa ngày càng đƣợc mở rộng và phát huy sức mạnh. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng: vị trí, vai trò của văn hoá truyền thống đƣợc đề cao; tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của ngƣời Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực; thể chế, thiết chế văn hoá đƣợc củng cố, tăng cƣờng về số lƣợng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng; vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế ngày càng đƣợc chú trọng; đời sống văn hoá cơ sở đã có bƣớc phát triển mới. Đội ngũ sáng tác, biểu diễn ngày càng đông, hoạt động nghệ thuật biểu diễn phong phú; đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ngày một trƣởng thành,…

Trong nhiệm kỳ Đại hội IX, Đảng đã tiến hành Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) về văn hóa. Kết luận của Hội nghị Trƣơng ƣơng 10

khóa IX đã khẳng định: “Không ngừng nâng cao văn hóa là nền tảng tinh thần của

xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết

định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững đất nước” [10; tr.283]. Nhƣ

vậy, công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa nhằm thực hiện một trong những nhiệm

vụ đặt lên hàng đầu, hƣớng đến việc “chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở,

nhất cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tốt đẹp, phong phú. Thường xuyên nâng cao trình độ phổ cập văn hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng

cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân...” [10; tr.284]. Tại Đại hội X (2006) của

Đảng đã một lần nữa nhất quán khẳng định về xây dựng và phát triển nền văn hóa

mới: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt

Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” [16; tr.34]. Theo đó,

văn kiện Đại hội X yêu cầu: “Tăng cường quản lý Nhà nước về văn hóa. Xây dựng

cơ chế, chính sách, chế tài ổn định, phù hợp với yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa, chống sự

xâm nhập của các loại văn hóa phẩm độc hại, lai căng.…” [17; tr.52]

Chủ trƣơng xã hội hóa trong lĩnh vƣc văn hóa đƣợc Đảng ta đề ra ngay từ

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: “Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng xã hội

hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi thành phần kể cả nhà nước, tập thể và tư

nhân tham gia tổ chức và hoạt động văn hóa”. Trong văn kiện Đại hội Đảng XI đã

khẳng định: “Tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã

hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh”

[11]. Chủ trƣơng xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa và phát triển thị trƣờng văn hóa lành mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra có tác dụng định hƣớng cho toàn bộ sự nghiệp văn hóa, trong đó có hệ thống nhà văn hóa, trung tâm văn hóa. Gần đây nhất, trong văn kiện Đại hội Đảng XII đã đề ra nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới: Tăng cƣờng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lƣợc, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Với những căn cứ đã đƣợc xác lập trong phƣơng hƣớng chỉ đạo, năm 2009, Chính phủ đã phê duyệt

Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 trong đó đã nêu nhiệm vụ trọng tâm

hoàn thiện thiết chế văn hóa cụ thể: “Xây dựng, hoàn thiện, củng cố hệ thống thiết

chế văn hoá từ Trung ương đến địa phương. Chú trọng đổi mới nội dung hoạt động của hệ thống nhà văn hoá, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động theo nguyên tắc chuyên nghiệp hoá tất cả các

bộ phận trong cơ cấu của một thiết chế văn hoá” [7]

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành nhiều văn bản tạo cơ sở pháp lý về tổ chức, hoạt động và quản lý thiết chế văn hóa nhƣ: Thiết chế văn hoá cấp tỉnh thực hiện theo Thông tƣ số 03/2009/TT-BVHTTDL ngày 28/8/2009 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hoá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Thiết chế Văn hoá Thể thao cấp huyện thực hiện theo Thông tƣ số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế về tổ

chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh; Thông tƣ số 11/2010/TT- BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hoá - Thể thao và Du lịch huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Thiết chế Văn hoá -Thể thao cấp xã thực hiện theo Thông tƣ số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Văn hoá Thể thao cấp xã; Thiết chế văn hoá - thể thao thôn, làng, ấp, bản thực hiện theo Thông tƣ số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 06/8/2011 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hoá - Khu thể thao thôn.

Công tác xây dựng, phát triển văn hóa và quản lý văn hóa tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình một mặt xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, mặt khác cũng xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo chung về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quận. Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ quận Ba Đình đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXV, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXVI, qua đó định hƣớng một số nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ mới.

Với chủ đề “Tăng cƣờng xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy truyền thống lịch sử, anh hùng, đoàn kết; đổi mới, kỷ cƣơng, trí tuệ, xây dựng quận Ba Đình giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững”, Đại hội đã đề ra mục tiêu tổng quát: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; xây dựng quận ổn định, bình yên, an toàn, phát triển bền vững. Tiếp tục khẳng định vị thế địa bàn trung tâm hành chính - chính trị, đi đầu về văn minh đô thị và trong nhóm dẫn đầu về giáo dục - đào tạo. Phát huy những kết quả đã đạt đƣợc tại Đại hội lần thứ XXV, trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ quận đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu, trong đó bao gồm mục tiêu phát triển trong lĩnh vực văn hóa: Xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch - văn minh; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Theo đó, Nghị quyết định hƣớng xây dựng văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình xứng tầm với vị thế là thủ đô của đất nƣớc, là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nƣớc, trở thành địa phƣơng tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa, vừa tiên tiến, hiện đại về nội dung, vừa phong phú, đa dạng về bản sắc dân tộc. Xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp với không gian văn hóa và các công trình văn hóa vừa hiện đại vừa mang tính truyền thống, tiêu biểu cho văn hóa cả nƣớc trong quan hệ giao lƣu, hợp tác văn hóa với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Cụ thể, yêu cầu tập trung xây dựng những giá trị mới làm nền tảng tinh thần cho xã hội, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhân cách của con ngƣời, thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống và hoạt động xã hội trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Thủ đô. Gắn kết giữa xây dựng các giá trị văn hóa ở mỗi cá nhân, gia đình với xây dựng môi trƣờng văn hóa với vấn đề hình thành nhân cách của công dân Thủ đô trong giai đoạn mới, tạo môi trƣờng văn hóa lành mạnh cho con ngƣời phát triển hài hòa, toàn diện. Xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện về chính trị, tƣ tƣởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng động sáng tạo, tuân thủ pháp luật, có ý thức cộng đồng và trách nhiệm công dân cao, đáp ứng đƣợc những yêu cầu của một xã hội văn minh, hiện đại. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc, tập trung xây dựng những giá trị văn hóa mới đi đôi với việc mở rộng và chủ động trong giao lƣu quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới làm phong phú thêm văn hóa đất nƣớc, biến những tiềm lực văn hóa thành sức mạnh nội sinh góp phần phát triển toàn diện thủ đô.

Trong hoạt động sinh hoạt văn hóa của quần chúng nhân dân, yêu cầu có kế hoạch tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm phát huy và khai thác năng lực và tiềm năng sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, tính sáng tạo của tri thức, văn nghệ sĩ, đào tạo tài năng văn hóa - nghệ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa từ thành phố đến cơ sở, tạo cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất để có nhiều sản phẩm văn hóa - nghệ thuật chất lƣợng cao, nâng cao mức hƣởng thụ và tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa của các tầng lớp nhân dân, phấn đấu xây dựng các câu lạc bộ, các điểm sinh hoạt văn hóa. Bên cạnh đó, tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí ngân sách thành phố kết hợp

với mở rộng xã hội hóa cho các hoạt động văn hóa, tăng cƣờng mở rộng và đa dạng hóa công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, hình thành các doanh nghiệp văn hóa, xây dựng ngành công nghiệp giải trí, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, gắn kết du lịch, dịch vụ với văn hóa, tạo điều kiện để quận Ba Đình trở thành một trong những địa bàn phát triển các ngành dịch vụ văn hóa.

Nhƣ vậy, với đƣờng lối, chủ trƣơng nhất quán, đúng đắn của cấp ủy quận Ba Đình về văn hóa trong giai đoạn hiện nay, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các giá trị truyền thống, tạo sự vững chắc trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững của đất nƣớc. Theo đó, để đảm bảo cho lĩnh vực văn hóa phát triển đúng hƣớng đã đặt ra cho công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa những yêu cầu mới, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hóa nảy sinh trong hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng giao lƣu, hợp tác quốc tế về văn hóa với các nƣớc trên toàn thế giới. Thời gian qua, Ba Đình đã huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế văn hóa, giáo dục, nhờ đó bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị quan trọng trong nƣớc và quốc tế diễn ra trên địa bàn. Qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ quận đến cơ sở trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong giữ gìn an ninh trật tự đƣợc nâng lên.

3.1.2. Nhiệm vụ

Từ những quan điểm, định hƣớng của cấp ủy và chính quyền quận Ba Đình về phát triển văn hóa nói chung và các thiết chế Trung tâm văn hóa nói riêng, hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình cần tập trung,

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động văn hóa ở trung tâm văn hóa thông tin và thể thao quận ba đình tp hà nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)