Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thi đua khen

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động văn hóa ở trung tâm văn hóa thông tin và thể thao quận ba đình tp hà nội (Trang 87 - 109)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.2.5.Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thi đua khen

khen thưởng

Thấm nhuần quan điểm văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, do vậy mọi ngƣời dân phải có ý thức tham gia giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đấu tranh với những biểu hiện phản văn hoá, vi phạm chính sách, pháp luật về văn hoá. Trong bối cảnh hoạt động văn hoá theo cơ chế thị trƣờng ngày càng phức tạp, đa dạng thì công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra ngày càng giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa chiến lƣợc đƣa hoạt động văn hoá vào trật tự, kỷ cƣơng, nền nếp.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình, cần bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ đối với việc xử phạt vi phạm hành chính; đôn đốc, chỉ đạo, các lực lƣợng chức năng tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử phạt nghiêm minh, triệt để đối với các vi phạm hành chính, kiên quyết không để xảy ra trƣờng hợp xử phạt rồi cho tồn tại làm ảnh hƣởng đến văn hóa dân tộc, nhân cách của con ngƣời, ảnh hƣởng tới tính nghiêm minh của pháp luật; rà soát lại các biện pháp bảo đảm hoạt động văn

hóa hiệu quả.

Để công tác thanh kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tại cơ sở thực sự có hiệu quả, qua đó làm cơ sở cho sự phát triển của Trung tâm, Ban giám đốc cần thực hiện một số giải pháp cụ thể nhƣ:

Thứ nhất, Công tác phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và liên tục dƣới nhiều

hình thức. Tập trung điều chỉnh các vấn đề bức xúc, mới phát sinh trên các lĩnh vực của hoạt động văn hóa - thông tin nhằm ngăn chặn các tiêu cực và định hƣớng cho các dịch vụ văn hóa Quận phát triển. Tăng cƣờng thanh kiểm tra đối với các hoạt động văn hóa và các dịch vụ văn hóa, lấy lực lƣợng thanh tra văn hóa thông tin làm nòng cốt, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật tại cơ sở. Tăng cƣờng tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, đẩy mạnh vai trò giám sát của cộng đồng dân cƣ, nâng cao tính tự giác của các chủ thể hoạt động trên lĩnh vực văn hoá.

Thứ hai, Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp quy (luật, pháp lệnh, nghị

định, chỉ thị,…) làm cơ sở pháp lý cho công tác đƣợc thực hiện một cách rõ ràng, công bằng, minh bạch. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa một cách thƣờng xuyên, liên tục, đảm bảo cho các hoạt động này đi vào nề nếp. Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình và Phòng Văn hóa - Thông tin quận tham mƣu cho Chủ tịch UBND quận xây dựng khung vi phạm, khung xử phạt rõ ràng, cụ thể, đúng pháp luật và công minh. Đồng thời công bố rộng rãi, tuyên truyền tới đông đảo quần chúng nhân dân nắm đƣợc nội dung để tránh vi phạm.

Thứ ba, Thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của

từng bộ phận. Không chỉ với ban lãnh đạo, mà cả các thành viên trong Trung tâm cũng có trách nhiệm theo dõi, nếu phát hiện ra sai phạm, tiêu cực, cần nhanh chóng thông báo cho các cấp lãnh đạo để giải quyết triệt để vấn đề, tránh gây ảnh hƣởng lớn. Các quyết định kỷ luật cần mang tính răn đe, tránh tình trạng bao che lẫn nhau vì bệnh thành tích, hoặc xử phạt quá nhẹ gây mất niềm tin vào cán bộ quản lý. Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín

nhiệm thấp. Ngƣời đứng đầu cơ quan phải nêu cao vai trò trách nhiệm trong tổ chức kiểm điểm, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm phải xuất phát từ thực tiễn.

Thứ tư, Tổ chức những đợt khảo sát, lấy ý kiến của ngƣời dân tham gia, lắng

nghe, tiếp thu về những nguyện vọng của quần chúng nhân dân để có cái nhìn toàn diện, nhằm có những giải pháp điều chỉnh kịp thời, tránh để việc tổ chức những hoạt động hình thức, không hữu ích. Tạo điều kiện cho việc đóng góp ý kiến phản hồi từ ngƣời dân một cách thuận tiện nhƣ: hòm thƣ góp ý, đƣờng dây nóng, email, thông qua các buổi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt câu lạc bộ,…

Thứ năm, Thực hiện cơ chế hai chiều trong giám sát. Cơ quan quản lý nhà

nƣớc giám sát hoạt động văn hoá theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nƣớc giao; mặt khác, cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hoá phải chịu sự giám sát của ngƣời dân. Khuyến khích, nâng cao vai trò kiểm tra của ngƣời dân; phối hợp với nhân dân trong tiếp nhận, giải quyết, xử lý đơn thƣ phản ánh, tố cáo đối với viên chức, nhân viên trong Trung tâm.

Nhà nƣớc cần thực hiện cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn nữa trong hoạt động kiểm tra, thanh tra các hoạt động văn hoá. Triển khai công tác phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Văn hoá - Thông tin Quận với UBND các phƣờng để đảm bảo tính khách quan cũng nhƣ sự thống nhất về nguyên tắc trong quá trình quản lý đối với các hoạt động văn hoá nói chung hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá nói riêng. Thực hiện phối hợp chặt chẽ các cơ quan liên ngành trong quản lý văn hóa: cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ quan công an, quản lý thị trƣờng và thanh tra văn hóa. Trong việc xử lý vi phạm cần phải đƣợc nghiêm khắc, thể hiện một cách khách quan và phải đảm bảo đúng ngƣời, đúng luật. Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát cũng cần mềm dẻo, linh hoạt, tuyệt đối tránh ứng xử cứng nhắc. Đây cũng là nhiệm vụ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong cơ quan để công tác văn hoá có hiệu quả thật sự, đáp ứng đƣợc các yêu cầu, đòi hỏi của công việc trong tình hình mới trong sự nghiệp phát triển văn hoá của cơ quan đã đề ra.

tác thi đua khen thƣởng để làm đòn bẩy, kích thích cá nhân tập thể hăng say làm việc, phát huy hết khả năng của mình trong quá trình hoạt động. Thƣờng xuyên tổ chức phát động, triển khai và duy trì các phong trào thi đua trong hoạt động văn hóa. Nội dung thi đua phải thiết thực, gắn chặt với việc hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, phù hợp với đặc điểm của từng bộ phận, sao cho mỗi thành viên lấy việc hoàn thành nhiệm vụ của tập thể là mục tiêu, động lực quan trọng để thực hiện tốt các phong trào. Khen thƣởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích đóng góp cho phong trào văn hóa, văn nghệ của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận.

Lãnh đạo trong cơ quan phải nhận thức đúng về vị trí vai trò của công tác thi đua khen thƣởng. Công tác khen thƣởng phải đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng; giải quyết hài hoà các quyền lợi của Trung tâm, của tập thể với quyền lợi của cá nhân. Công tác thi đua khen thƣởng đƣợc thực hiện theo hƣớng thiết thực, tránh bệnh thành tích, thi đua ngƣời thật việc thật, có chế tài khen thƣởng và xử lý vi phạm rõ ràng. Kịp thời khen thƣởng cho các cá nhân trong Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, lấy kết quả thi đua khen thƣởng làm một trong những căn cứ để xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm lãnh đạo, nâng lƣơng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ trong Trung tâm. Từ đó tạo động lực cho các cán bộ phấn đấu xây dựng làm hết khả năng của mình cống hiến cho cơ quan, công việc.

Tiểu kết

Để xây dựng, hoàn thiện, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa, Đảng và Nhà nƣớc ta, cùng các bộ, ban ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng đã có những quan điểm, định hƣớng và đề ra những chủ trƣơng, chính sách cụ thể, góp phần phát triển các hoạt động văn hóa. Việc nghiên cứu kỹ thực trạng các hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình để đƣa ra những giải pháp phù hợp cho công tác quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm theo đúng chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc đề ra là một việc hết sức cần thiết. Từ thực trạng đã phân tích và những mục tiêu cụ thể cho công tác quản lý hoạt động văn hóa trong thời gian tới, để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ đề ra, tác giả đã nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp có liên quan về cơ chế quản lý và xây dựng chính sách, chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực, giải pháp về nâng cao chất lƣợng hoạt

động văn hóa và về công tác thanh tra, kiểm tra, thi đua khen thƣởng. Với những giải pháp mang tính thực tế cao, tác giả hy vọng công tác quản lý các hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình thời gian tới sẽ từng bƣớc đạt đƣợc những thành tích đáng ghi nhận, tạo môi trƣờng học tập, vui chơi giải trí lành mạnh cho đông đảo quần chúng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao trong nhân dân; góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, hòa chung với sự nghiệp phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội của cả nƣớc trong giai đoạn mới.

KẾT LUẬN

Văn hóa là bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nó đƣợc kết tinh qua bề dày của lịch sử và thấm đƣợm trong đời sống con ngƣời, nó ảnh hƣởng mạnh mẽ, thậm chí là chi phối đến mọi hoạt động của con ngƣời. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay, một trong những vấn đề quan trọng đối với quốc gia là vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mình. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa; đồng thời luôn xây dựng, hoàn thiện, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao là một thiết chế văn hóa tổng hợp, đa chức năng, đóng vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thông qua các hoạt động tổ chức tại Trung tâm, đã góp phần tuyên truyền phổ biến đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa dân tộc; bồi dƣỡng năng khiếu nghệ thuật; nâng cao dân trí và mức hƣởng thụ văn hóa cho nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tham gia vào mọi hoạt động của văn hóa; xây dựng môi trƣờng văn hóa đoàn kết dân cƣ; qua đó phục vụ và thúc đẩy các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Trong những năm qua, dƣới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền của thành phố và quận Ba Đình; cùng với sự hỗ trợ, chỉ đạo hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của bộ, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch, công tác quản lý các hoạt động văn hóa của các thiết chế văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình nói chung và Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận nói riêng đã thu đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Trung tâm luôn phát huy đoàn kết nội bộ, đổi mới tƣ duy, năng động; đội ngũ viên chức có trình độ, năng lực, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao trong xây dựng cơ quan đơn vị, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao. Công tác tổ chức bộ máy đƣợc kiện toàn, công tác tuyên truyền đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kịp thời; công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đƣợc luôn đặc biệt quan tâm. Hoạt động phối hợp của các ban ngành có liên quan cũng đạt đƣợc những kết quả nhất định, qua đó khẳng định vị trí và uy tín của Trung tâm Văn hóa quận. Trung tâm đã thực hiện tốt việc tuyên truyền

phổ biến đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí góp phần định hƣớng, nâng cao đời sống văn hóa của ngƣời dân, hƣớng đến xây dựng một lối sống lành mạnh, nhân cách tốt để hạn chế các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận và thành phố.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc thì Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, nhƣ đổi mới cơ chế quản lý và kiện toàn bộ máy quản lý; quy hoạch, đào tạo và sử dụng tốt đội ngũ viên chức; nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hóa của Trung tâm; đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra các hoạt động văn hóa và có chính sách thi đua khen thƣởng làm động lực để các cán bộ phấn đấu hết khả năng của mình trong công việc. Tổ chức quản lý, duy trì và phát triển chất lƣợng các hoạt động văn hóa là một nhiệm vụ cơ bản, quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của thiết chế Trung tâm Văn hóa. Do đó cần sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành đoàn thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình.

Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài Quản lý các hoạt động văn hóa ở

trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Ba Đình - TP Hà Nội” đã thực

hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra qua việc làm rõ các lý luận về quản lý văn hóa, nội dung quản lý thiết chế trung tâm văn hóa; khái quát chung về thực trạng hoạt động và công tác quản lý tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình hiện nay, đồng thời nghiên cứu và đƣa ra một số giải pháp cụ thể phù hợp với thực tế hoạt động tại trung tâm. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức chuyên môn, khóa luận khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn, thực sự trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích đối với công tác quản lý tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình, cũng nhƣ các sinh viên nghiên cứu về đề tài quản lý hoạt động văn hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (1998), Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày

16/7/1998 tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày

9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con

người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

3. Bộ Văn hóa - Thông tin (2005), Quyết định số 49/2005/QĐ-BVHTT ngày

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động văn hóa ở trung tâm văn hóa thông tin và thể thao quận ba đình tp hà nội (Trang 87 - 109)