7. Bố cục của khóa luận
3.2.2.2. Đối với các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng
Các hoạt động văn hóa văn nghệ cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, an toàn; đúng quy định hiện hành,
phù hợp với nếp sống văn minh và thuần phong mỹ tục của dân tộc; thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19, có phƣơng pháp đáp ứng kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ theo kế hoạch của Thành phố và quận. Có chính sách thu hút các cộng tác viên tham gia đội văn nghệ của Trung tâm bằng việc sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng; liên kết với các nhà văn hóa cơ sở, các câu lạc bộ văn nghệ trên địa bàn. Sau đó tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho các cộng tác viên nhằm phát huy tốt thế mạnh của từng cá nhân. Đội văn nghệ cũng cần xây dựng một đề án mang tính khả thi trình lên các cấp quản lý, yêu cầu đƣợc hỗ trợ về kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, đặc biệt là tăng cƣờng nhân lực có chuyên môn tham gia. Duy trì và phát triển các loại hình sinh hoạt câu lạc bộ có sẵn tại cơ sở, không ngừng đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt, tạo sự hấp dẫn cho các buổi sinh hoạt. Trung tâm cần đƣợc đầu tƣ thêm phòng tập để sinh hoạt câu lạc bộ, cũng nhƣ tuyển dụng thêm các cán bộ chuyên môn phụ trách hoạt động tại các câu lạc bộ.
Đổi mới các hình thức tổ chức, đa dạng hơn nữa các tiết mục trong chƣơng trình, có sự đầu tƣ từ kịch bản, dàn dựng, trang phục, âm thanh, ánh sáng, các hiệu ứng sân khấu khác để thu hút, hấp dẫn đông đảo ngƣời dân tham dự, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của đông đảo ngƣời dân. Đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động văn hóa gắn với thực tiễn đời sống xã hội và nhu cầu ngƣời dân, đƣa các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ vào nề nếp, tổ chức tốt các hoạt động tại chỗ, tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn nghiệp vụ và đƣa các hoạt động văn hóa về cơ sở. Tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với đặc điểm địa phƣơng, các nhóm đối tƣợng và lứa tuổi nhƣ ngƣời cao tuổi, trẻ em, đặc biệt là thu hút những ngƣời có tài năng nghệ thuật và có nghề làm cộng tác viên trong các hoạt động của văn hóa. Chủ động đổi mới, nâng cao chất lƣợng chƣơng trình nghệ thuật, nâng cao chất lƣợng biểu diễn, đủ điều kiện phục vụ các nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng, làm nòng cốt và thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở phát triển.
Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan duy trì và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng từng bƣớc nâng cao chất lƣợng hoạt động, góp phần đẩy mạnh
phong trào, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Tổ chức kiểm kê số lƣợng, chất lƣợng đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở để tổng hợp báo cáo UBND quận, qua đó nắm bắt đƣợc thực trạng của phong trào, tham mƣu với UBND quận Ba Đình, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có giải pháp quản lý và thúc đẩy phong trào phát triển toàn diện hơn.
Bên cạnh các hoạt động đột xuất theo yêu cầu chính trị của địa phƣơng, hoặc phục vụ các ngày lễ lớn của đất nƣớc, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Ba Đình có thể tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tuần trong tháng với các loại hình nhƣ: Biểu diễn văn nghệ quần chúng, chƣơng trình thơ nhạc, kịch nói, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề... (gắn với các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ trong tháng của các ngành, đoàn thể tại cơ sở); Liên kết với các câu lạc bộ khác trên địa bàn quận, thành phố để tổ chức các cuộc thi, hội diễn, giao lƣu văn hóa văn nghệ giữa các tổ chức; tạo nên những sân chơi lớn cho các hội viên đƣợc thỏa mãn nhu cầu thƣởng thức, giao lƣu, giải trí; đồng thời tạo sự gắn kết giữa các đơn vị tổ chức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó rút ra những kinh nghiệm để quản lý các hoạt động câu lạc bộ tốt hơn.