Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 26)

7. Bố cục của luận văn

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Sản xuất NN phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có sự khác biệt, có nơi khó khăn và có nơi thuận lợi, nếu chúng ta biết khai thác hợp lý vẫn có thể khai thác từ tự nhiên để tạo ra những nông phẩm có giá trị kinh tế. Thực tế cho thấy, diện tích đất sản xuất NN chiếm tỷ lệ cao sẽ thuận tiện phát triển nền NN đa dạng, hình thành các vùng sản xuất tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất NN, đồng thời cũng gây khó khăn và tốn kém trong việc lựa chọn các công nghệ đầu tư vào sản xuất NN. Do đó, để có một nền NN phát triển, con người phải biết dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa vào lợi thế của từng vùng, miền để xây dựng những chiến lược phát triển NN phù hợp.

1.3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Điều kiện KTXH có tác động rất lớn tới một nền NN nhất định. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển sẽ kích thích sự phát triển của KHCN, kích thích đầu tư sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động xã hội… giúp cho công tác quản lý được thuận lợi hơn. Còn đối với các nước đang phát triển, việc hình thành một nền NNUDCNC sẽ gặp nhiều khó khăn do yếu kém về KHCN, thiếu vốn, thiếu những người nông dân có trình độ và sự hậu thuẫn của Nhà nước để hỗ trợ cho nông dân trước những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông phẩm. Bên cạnh đó, việc chạy theo lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường khiến cho người nông dân dùng đủ mọi cách để tăng sản lượng nhanh chóng, làm cho tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, lãng phí, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, dư lượng chất hoá học trong nông sản cao… Vì vậy, cần phải có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, có sự cân đối giữa công nghiệp, NN với dịch vụ và phát huy thế mạnh của từng vùng để quản lý nền NN đạt được mục tiêu phát triển.

Dân số, số lượng nông dân tham gia sản xuất trong vùng, miền, địa phương là nhân tố quan trọng để phát triển NNUDCNC. Công tác giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trình độ dân trí là những nhân tố quan trọng để nhà nước có cơ chế quản lý cho phù hợp nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển NNCNC.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)