7. Bố cục của luận văn
1.3.7. Các yếu tố đầu vào phát triển nông nghiệp CNC
- Các yếu tố đất đai:
Trên thực tế, theo quy định của pháp luật hiện nay, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, người nông dân chỉ có quyền cho thuê hoặc liên kết, không có quyền bán, do đó, việc tích tụ ruộng đất là rất khó khăn. Doanh nghiệp muốn đầu tư vào NNCNC phải tự đi thương
lượng, đền bù với người dân. Vì vậy, cần phải có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có đất, tích tụ đất để mở rộng sản xuất, sản xuất quy mô lớn để ứng dụng CNC…
- Các yếu tố vốn
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn là một trong các rào cản đối với thu hút đầu tư vào NNCNC. Để hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NN nói chung và NNCNC nói riêng, năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 57/2018/NĐ-CP khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để doanh nghiệp tiếp cận được với vốn là rất khó, các doanh nghiệp lớn có thể vay vốn theo các dự án, còn doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như không vay được vốn ngân hàng do thủ tục phức tạp và phải có tài sản đảm bảo mới được ngân hàng cho vay. Do vậy, các doanh nghiệp chưa thật sự mặn mà với lĩnh vực NNCNC.
- Các yếu tố nguồn nhân lực
Bản chất của NNCNC trên thế giới là ứng dụng các CNC, đặc biệt là công nghệ thông tin, chế biến bảo quản, logistic, tiếp thị. Bên cạnh đó, NNCNC ứng dụng thành tựu của kỹ nghệ gen, ứng dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh sử dụng công nghệ nano, hình thành hệ thống canh tác NN thông minh... Do đó, NNCNC luôn đòi hỏi lực lượng lao động chất lượng cao, có đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ để đáp ứng yêu cầu.
- Các yếu tố thị trường
Đầu tư vào NN đối mặt với nhiều rủi ro trong đó có yếu tố thị trường. Chuyện nhà nông “loay hoay” với bài toán đầu ra và tình trạng “được mùa, mất giá, bí đầu ra” đến nay vẫn chưa có cách giải quyết triệt để. Trong khi đó, doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC cũng phải chịu tâm lý thấp thỏm bởi tình trạng “vàng thau lẫn lộn” vẫn đang khá phổ biến.
- Các yếu tố khoa học – công nghệ
KHCN là yếu tố quyết định đến phát triển NNCNC ở các địa phương. KHCN làm gia tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản, tăng giá trị kinh tế; giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Giúp cho NN tận dụng được những thuận lợi và khắc phục được những hạn chế của tự nhiên. Tạo ra một hệ thống công cụ quản lý mới kinh tế hơn, tốt hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và giảm cường độ lao động; thay đổi tư duy người lao động, làm cải biến nền NN từ chỗ sản xuất nhỏ, lạc hậu đến nền sản xuất hiện đại trên quy mô lớn.