7. Bố cục của luận văn
1.4.3. Giá trị tham khảo cho chính quyền thành phố Đà Lạt
Mặc dù tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương khác nhau nên định hướng phát triển NN cũng khác nhau, song, từ bài học kinh nghiệm QLNN đối với NNCNC ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho chính quyền thành phố Đà Lạt như sau:
Một là, xác định phát triển NNCNC là định hướng, hướng đi đúng đắn của ngành NN thành phố, cần tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực, phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị; nhằm khuyến khích, tạo sự đồng thuận của các thành phần kinh tế và nhân dân.
Hai là, cần làm tốt công tác quy hoạch và xây dựng chương trình phát triển NNCNC. Qua phân tích kinh nghiệm phát triển NNCNC của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình
Dương cho thấy thành phố Đà Lạt có thể rút ra bài học muốn đẩy mạnh phát triển NNCNC phải làm tốt khâu quy hoạch phát triển các khu NNCNC; phân loại các khu để tập trung nguồn lực, các cơ chế chính sách, phát triển và ứng dụng công nghệ lan tỏa đến người nông dân; phát huy được các lợi thế tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng địa bàn.
Ba là, việc phát triển NNCNC đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư lớn mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, ưu tiên đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN, cụ thể hóa các chính sách để giúp các thành phần kinh tế và nông dân ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, huy động, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đẩy mạnh đầu tư vào NNCNC. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh, minh bạch, Nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng, các chính sách hỗ trợ phát triển NNCNC đến doanh nghiệp và người dân.
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển NNCNC. Căn cứ điều kiện từng vùng, năng lực, trình độ của nông dân để xây dựng các mô hình điểm, nghiên cứu công nghệ phù hợp để ứng dụng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, được nông dân đồng tình ủng hộ; kết hợp hài hòa giữa việc nghiên cứu, chuyển giao và nhân rộng các mô hình để nhân dân phát huy nội lực trong quá trình thực hiện.
Năm là, cần quyết liệt trong tổ chức thực hiện các quy hoạch, chương trình, chính sách; làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định hiện hành của Nhà nước; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện, rà soát, đề xuất điều chỉnh kịp thời các chính sách cấp quốc gia và cấp tỉnh. Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch, chương trình, các chính sách phát triển NNCNC cho phù hợp với thực tế.
Sáu là, tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, ban liên quan ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và nông dân. Đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Phát huy hiệu quả mối liên kết giữa “4 nhà” đối với sản xuất và tiêu thụ nông sản; bên cạnh đó, cần tập trung quan tâm phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong nông dân với các thành phần kinh tế.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết về nông nghiêp, nông nghiệp công nghệ cao, vai trò của nông nghiệp công nghệ cao đối với đời sống xã hội, những vấn đề cơ bản quản lý nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao. bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu các kinh nghiệm của các địa phương liên quan đến quản lý nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao như Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và đưa ra được những trị tham khảo cho chính quyền thành phố Đà Lạt. Chương tiếp theo tác giả sẽ phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Đà Lạt giai đoạn 2016 – 2020.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT