Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 53 - 58)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những mặt hạn chế

Quy mô diện tích đất so với yêu cầu phát triển NNCNC còn bị hạn chế. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch vùng sản xuất còn chậm; vẫn còn thiếu các quy hoạch chi tiết cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi. Các vùng NNCNC đã được công nhận nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Công tác xây dựng, ban hành quy hoạch, kế hoạch còn chưa lường hết được những tác động của thị trường, biến đổi khí hậu. Còn phải rà soát điều chỉnh quy hoạch trong quá trình thực hiện.

Công tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu. Việc ban hành các văn bản và hướng dẫn thực hiện có lúc còn chậm trễ, cải cách hành chính, QLNN chưa đạt yêu cầu. Một số chính sách về phát triển NNCNC, tái cơ cấu ngành NN, phát triển vùng NNCNC chưa được triển khai kịp thời đã ảnh hưởng đến chất lượng QLNN về phát triển NNCNC ở địa phương. Việc phát triển nhà kính quá mức gây ảnh hưởng đến cảnh quan chung của thành phố. Ngoài ra, sản xuất NN tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường như hiệu ứng nhà kính, xói mòn, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật…

Ứng dụng CNC chưa đồng bộ; Nguồn vốn cho sản xuất NNCNC còn hạn chế; Nhân lực chất lượng cao cho NN còn ít; Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật vẫn chưa theo kịp yêu cầu; Chưa có cơ chế bảo đảm cho tiêu thụ nông sản NNCNC

của địa phương; Chất lượng dịch vụ phục vụ các mô hình du lịch canh nông chưa đa dạng; Thị trường thiếu ổn định, liên kết 4 nhà đạt kết quả chưa cao...

Kinh tế NN chưa thu hút được các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực; thương hiệu nông sản chưa phát huy hết giá trị trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công nghiệp chế biến chậm thích ứng với xu thế phát triển và hội nhập. Kinh tế tập thể tăng nhanh về số lượng nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa tương xứng với vai trò là thành phần kinh tế chủ đạo. Huy động các nguồn lực cũng như phát huy cao nhất tiềm lực, sức mạnh, sự đóng góp của các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều khó khăn.

Việc tổ chức thực hiện công tác QLNN về phát triển NNCNC chưa mang lại hiệu quả cao, chưa có nhiều đơn vị tham mưu, đề xuất giải pháp.

Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động QLNN trong phát triển NNCNC chưa được thực hiện một cách triệt để; giải quyết, xử lý đối với các vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển NNCNC ở một số nơi còn chậm; các biện pháp xử lý vi phạm chưa đủ mạnh để đủ sức răn đe.

Bộ máy QLNN về phát triển NNCNC lực lượng mỏng, kỹ năng làm việc của một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, chưa đồng đều, nguồn lao động trong lĩnh vực công nghệ cao còn thiếu hụt. Chính quyền cấp xã ở một số nơi chưa quyết liệt chủ động trong công tác quản lý, điều hành.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân khách quan

Tuy đã quy hoạch được các khu sản xuất NNCNC, nhưng đất đai đang thuộc quyền sử dụng của các hộ dân nên gặp khó khăn trong thu hút đầu tư. Một số quy hoạch được lồng ghép với thực hiện một số đề án, dự án khác nên nội dung các quy hoạch chưa thể hiện được tính đồng bộ trong sản xuất nông sản an toàn, chất lượng cao theo chuỗi giá trị.

Tốc độ đô thị hóa đã gây ra không ít khó khăn và áp lực lớn cho việc giải quyết các mâu thuẫn trên địa bàn như: việc làm của những hộ nông dân bị mất đất; vấn đề đào tạo nghề; bất cập về giá cả đền bù chưa hợp lý, công tác tái định cư chậm, nhiều quy hoạch kéo dài nông dân không dám đầu tư sản xuất.

Các văn bản QLNN của Trung ương thường xuyên chỉnh sửa, bổ sung, thay thế nên khó khăn trong việc cập nhật, áp dụng thực hiện. Các chính sách hỗ trợ chưa phát huy hiệu quả cao mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ sản xuất cho Doanh nghiệp, HTX mà chưa liên kết

được các hộ sản xuất cùng tham gia trên quy mô lớn. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm chưa được quan tâm dẫn đến rủi ro trong sản xuất lớn. Thiếu chính sách hấp dẫn để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nên diện tích, tỷ trọng giá trị sản xuất NNUDCNC còn chưa tương xứng so với tiềm năng của thành phố.

Do điều kiện địa hình đồi núi có độ dốc cao, diện tích đất canh tác manh mún, nhỏ lẻ nên việc ứng dụng khoa học kỹ thuật đồng bộ trong sản xuất NNUDCNC còn có những hạn chế nhất định, dẫn đến sức cạnh tranh kém, tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững. Trong khi đó, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn thiếu và yếu. Diễn biến của khí hậu, thủy văn ngày càng phức tạp, thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Sản xuất NNCNC đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi đó, nguồn vốn tích tụ trong dân thấp cùng với tỷ lệ vốn phân bổ từ ngân sách còn hạn chế nên thường chỉ có những tổ chức, cá nhân có điều kiện về năng lực, về vốn mới sản xuất NN theo hướng CNC được.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, sản phẩm NN của Đà Lạt chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại tại một số địa phương khác; một số sản phẩm nhập khẩu từ thị trường nước ngoài giả thương hiệu nông sản Đà Lạt để xuất bán tiêu thụ đã ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu nông sản Đà Lạt.

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước đã tác động đến phát triển kinh tế chung của cả nước cũng như của tỉnh và khu vực NN, nông thôn. Giá cả những nguyên liệu đầu vào cho sản xuất NN như: thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trừ dịch bệnh; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có những biến động khó lường và có hiện tượng đầu cơ, độc quyền nên ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người nông dân.

Lực lượng lao động trong NN của thành phố tuy vẫn còn dồi dào nhưng dần bị “già hóa”, khả năng tiếp thu các kiến thức, quy trình KHCN mới bị hạn chế. Thiếu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao để thuận tiện trong việc thực hành, vận dụng sáng tạo, đưa công nghệ cao đi nhanh vào ứng dụng trong sản xuất NN.

- Nguyên nhân chủ quan

Cải cách hành chính, QLNN còn có mặt chưa đáp ứng yêu cầu: việc quá hạn thời gian xử lý văn bản, hồ sơ tỷ lệ còn cao làm ảnh hưởng đến tư tưởng và sản xuất của nông dân cũng như sự đầu tư vào NNCNC của các doanh nghiệp.

Công tác quản lý, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp về phát triển ứng dụng CNC vào sản xuất NN của cơ quan QLNN còn lúng túng. Một số huyện phụ cận (Đức Trọng, Đơn Dương), UBND các phường, xã của thành phố chưa quan tâm đúng mức đến phát triển thương hiệu, vì vậy một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản chưa hưởng ứng sử dụng các thương hiệu.

Việc ứng dụng, chuyển giao KHCN ở một số vùng còn thiếu đồng bộ, chưa theo kịp yêu cầu thực tế sản xuất; một số đề tài, dự án NNCNC thiếu tính mới; những mô hình chuyển giao, ứng dụng CNC như: mô hình sản xuất NN không sử dụng nhà kính, những mô hình công nghệ thông minh chưa được triển khai áp dụng và nhân rộng.

Nhận thức của một bộ phận người dân về chương trình NNCNC, tái cơ cấu nông nghiệp còn hạn chế. Ý thức, trách nhiệm của một bộ phận nông dân trong việc thu gom rác thải NN, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng chưa cao.

Việc triển khai, tổ chức thực hiện, phối hợp giữa các phòng, ban, ngành Thành phố với UBND các phường, xã và các cơ quan liên quan cấp tỉnh có lúc còn lúng túng, chậm tham mưu; việc nắm tình hình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở còn chưa kịp thời; một số cơ quan chuyên môn còn thiếu chủ động, chưa kịp thời rà soát tổng thể, toàn diện các cơ chế, chính sách phát triển NNCNC của Trung ương, của Tỉnh để đề xuất ban hành, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Có sự biến động trong công tác cán bộ, sáp nhập đơn vị nên ảnh hưởng đến việc phân công, thực hiện nhiệm vụ. Công tác hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chưa kịp thời. Bên cạnh đó, sự vào cuộc chỉ đạo của một số chính quyền cơ sở chưa tập trung: việc đôn đốc kiểm tra, thực hiện các cơ chế, chính sách. Công tác kiểm tra, xử lý chưa nghiêm.

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức do đó trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức quản lý về phát triển NNCNC còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu các nội dung công việc được phân công. Chất lượng đào tạo ở một số cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Còn thiếu sự phối hợp giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp, nông dân với hợp tác xã do chưa có cơ sở lợi ích chung.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã giới thiệu sơ lược về thành phố Đà Lạt, NNCNC thành phố Đà Lạt. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về phát triển NNCNC trên địa bàn thành phố, nhằm thấy được những kết quả, thành tựu đạt được trong công tác chỉ đạo điều hành QLNN và chỉ đạo tổ chức SXNN theo hướng công nghệ cao; đồng thời xác định rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân để đề ra các giải pháp khắc phục, tìm cách thức quản lý và chỉ đạo hiệu quả để thúc đẩy phát triển NNCNC. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, trong công tác QLNN sẽ xác định rõ hơn việc xây dựng cơ chế, chính sách về xây dựng quy hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về phát triển NNCNC, thực hiện kiểm tra, giám sát… nhằm tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu; tăng cường xúc tiến các chương trình hợp tác quảng bá thương hiệu và xây dựng thương hiệu thế mạnh của địa phương.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)