Thực trạng xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các kế hoạch, văn bản chỉ đạo,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 42 - 46)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3. Thực trạng xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các kế hoạch, văn bản chỉ đạo,

hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành về phát triển nông nghiệp công nghệ cao

a. Xây dựng, ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Để triển khai, thực hiện các nghị quyết, kế hoạch, chính sách của Trung ương và Tỉnh Lâm Đồng… về phát triển NN, đặc biệt là phát triển NNCNC. UBND thành phố Đà Lạt ban hành kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Đà Lạt đến năm 2020 tại Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 06/7/2016, với mục tiêu: Sản xuất NN dựa trên ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hướng tới NN sạch, NN sinh thái; phát triển NN bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển theo hướng đa ngành.

Trên cơ sở Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng và Nghị quyết số 03-NQ/TH.U ngày 14/9/2016 của Thành ủy Đà Lạt, UBND thành phố Đà Lạt đã ban hành kế hoạch thực hiện tại Quyết định số 4188/QĐ-UBND ngày 30/11/2016. Trong đó, tập trung xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng tâm thúc đẩy phát triển NN một cách toàn diện; đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng CNC theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản.

Bên cạnh đó, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành và triển khai các hoạt động phát triển NNCNC như: kế hoạch phát triển kinh tế tập thể đến năm 2020; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ; thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư phát triển NN, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; đầu tư cơ sở hạ tầng, gắn phát triển NNCNC với dịch vụ du lịch NN; chuyển giao KHCN vào sản xuất; xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại...

Ban hành các văn bản trong công tác quản lý về ATTP, sản xuất, kinh doanh vật tư NN; việc quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của Đà Lạt; xây dựng kế hoạch hành động cao điểm đảm bảo ATTP trong lĩnh vực NN; phối hợp kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản được sản xuất, lưu thông trên địa bàn… ban hành 04 Quy trình thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại, cấp bổ sung giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

b. Triển khai thực hiện các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành phát triển nông nghiệp công nghệ cao

- Về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất

Các đề tài, dự án, các nhiệm vụ KHCN được thành phố ưu tiên triển khai cho lĩnh vực NN. Trong giai đoạn 2016 – 2020, thành phố đã thực hiện 23 đề tài, dự án KHCN với kinh phí 6,62 tỷ đồng. Thành phố quan tâm chỉ đạo công tác ứng dụng CNC vào sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản; ứng dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, lồng ghép các chương trình, dự án, đã hỗ trợ triển khai thực hiện với kinh phí 3.413 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 1.792 triệu đồng, hợp tác xã, doanh nghiệp đối ứng 1.621 triệu đồng). Xây dựng 7 mô hình (4,2 ha) sản xuất cà phê, chè CNC gắn với công nghệ tưới tiết kiệm và trồng cây che bóng tại xã Trạm Hành; 1 mô hình trồng rau thủy canh; hỗ trợ lắp đặt 11 kho lạnh bảo quản nông sản; 2 mô hình canh tác cà phê công nghệ cao tại Tà Nung; hỗ trợ ký mã số, mã vạch cho 20 tổ chức, cá nhân; 1 máy gieo hạt phục vụ sản xuất...

- Về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng

Từ năm 2016 – 2020, thành phố đã thực hiện 620 mô hình chuyển đổi giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao lồng ghép các chương trình, dự án như: chương trình chuyển đổi giống rau, hoa chất lượng cao, giống cây công nghiệp, chương trình tái canh cà phê, lai tạo, khảo nghiệm các giống mới... Phối hợp xây dựng 10 quy trình gieo ươm giống (Cà phê, bơ, sầu riêng, khoai tây, ớt ngọt, cà chua, cải bắp, cây dâu tây, hoa cúc, sa lem, cẩm chướng); 14 quy trình canh tác cây trồng ứng dụng CNC (Cà phê chè, cà phê vối, bơ, cây chè, xà lách, cà chua, hoa cúc, cát tường, cẩm chướng, dưa leo baby, dâu tây, cà rốt, cà chua baby, bí ngồi); 07 quy trình canh tác cây trồng chuyển vọng (hồng ăn trái, Ớt ngọt, hành tây, khoai tây, lan hồ điệp, lan vũ nữ, Atiso).

- Về xây dựng, phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại

Để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của Thành phố trên thị trường, UBND thành phố Đà Lạt đã ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận một số sản phẩm đặc trưng thế mạnh của Đà Lạt như: Quy chế phối hợp trong công tác quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; Quy trình, hồ sơ cấp, quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; Quy chế tổ chức, nhân sự phục vụ công tác quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; Quy định hình thái, mẫu mã sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận... Đến nay, Thành phố đã xây dựng được 04 nhãn hiệu chứng

nhận gồm: Cà phê Cầu Đất Đà Lạt, Hồng ăn quả, Dâu tây và đặc biệt là NHCN “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” áp dụng cho các sản phẩm đặc thù gồm rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông; đã cấp thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho 359 tổ chức, cá nhân.

Thực hiện 18 đợt xúc tiến thương mại cho 35 doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia tại các thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội...

Thành phố đã tổ chức đánh giá 21 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của 09 đơn vị với các sản phẩm về Atiso, chè, cà phê, hoa tươi, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rau củ cấp đông, hồng khô. Hỗ trợ máy móc thiết bị, tem nhãn sản phẩm cho 09 doanh nghiệp với kinh phí 1.735 triệu đồng.

Thực hiện Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp NNUDCNC (Nay là Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018), Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với các Sở, ngành tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trình tự, thủ tục hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận doanh nghiệp NNCNC. Đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Lạt có 6 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp NNCNC,gồm: Công ty Cổ phần CNSH Rừng hoa Đà Lạt; Công ty TNHH Đà Lạt GAP; Công ty Trang trại TNHH Langbiang; Công ty TNHH Sinh Học Sạch; Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học F1; Công ty TNHH Dalat Hasfarm.

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng

Trong giai đoạn đã nâng cấp, sửa chữa, nạo vét 7 công trình thủy lợi với kinh phí 5,52 tỷ đồng; nâng cấp 66 tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài 37,872km và 05 cây cầu với tổng kinh phí 51,154 tỷ đồng; đầu tư xây dựng mới 6,3km và cải tạo 13,356km đường dây trung thế; 6,3km đường hạ thế; 900 trạm biến áp. Hệ thống cơ sở hạ tầng như chợ nông sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và phân phối lưu thông sản phẩm.

Triển khai Đề án phát triển các làng hoa; hình thành các tuyến du lịch kết nối đến các làng hoa để trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách. Phối hợp thực hiện nhiều giải pháp phát triển du lịch NN như: Quảng bá xúc tiến du lịch NN, triển khai Đề án thí điểm và vận hành 02 mô hình du lịch NN, hướng dẫn triển khai bộ tiêu chí “tuyến du lịch canh nông” và “điểm du lịch canh nông”, đã bình xét và công nhận 43 điểm du lịch canh nông.

- Về liên kết sản xuất

UBND Thành phố Đà Lạt đã ban hành Kế hoạch số 2934/KH-UBND ngày 05/6/2015 về phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2016 – 2020, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các phường, xã tăng cường công tác phát triển HTX trên địa bàn. Đến nay, thành phố Đà Lạt hiện có 162 doanh nghiệp, 01 liên hiệp HTX, 47 HTX hoạt động trong lĩnh vực NN; Tổng số thành viên HTX NN đang hoạt động trên địa bàn là 473 thành viên; Tổng số lao động làm việc thường xuyên là 425 người; Tổng doanh thu đạt khoảng 472.837 triệu đồng; bình quân 12.750 triệu đồng/1 HTX/năm; Lợi nhuận đạt khoảng 70.000 triệu đồng, bình quân 3.000 triệu đồng/1 HTX/năm.

Xây dựng 27 chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ (có hợp đồng liên kết lâu dài) với sự tham gia liên kết của các doanh nghiệp với HTX và các hộ nông dân. Trong giai đoạn, đã hỗ trợ phát triển 03 chuỗi giá trị đối với sản phẩm hồng sấy trên địa bàn xã Xuân Trường và xã Trạm Hành; sản phẩm rau, hoa tại xã Xuân Thọ; Sản phẩm khoai lang sấy, rau, hoa tại xã Tà Nung; với tổng kinh phí thực hiện là 1,961 tỷ đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ là 1.100 triệu đồng, Hợp tác xã đối ứng là 861 triệu đồng).

- Về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực

Thành phố đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2014 – 2020”, cử cán bộ ngành NN tham gia tập huấn ngắn hạn; tổ chức tập huấn cho lực lượng khuyến nông viên cơ sở để cập nhật các kiến thức, kỹ năng khuyến nông, quy trình kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để chuyển giao cho người dân.

Tổ chức 15 lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho lao động NN, nông thôn với tổng số người tham gia là 412 người với kinh phí 599 triệu đồng.

Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, các doanh nghiệp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức hội thảo đầu bờ, tham quan mô hình, trồng trọt, mô hình ứng dụng NN theo hướng CNC, mô hình tưới tự động, tưới nhỏ giọt... 127 lớp/5.346 lượt người, hội thảo 319 buổi/31.797 lượt người tham gia.

- Thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) và Công ty TNHH Sàn giao dịch hoa Himeji triển khai dự án Dự án phát triển vùng sản xuất hoa chất lượng cao thông qua việc hiện đại hoá vườn ươm và sản xuất tại Lâm Đồng với tổng kinh phí thực hiện là 950.728 USD.

Trong thời gian qua, Thành phố đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh lập hồ sơ dự án trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm phát triển NN tại tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 1) sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản (trong đó có Dự án Trung tâm giao dịch hoa là một dự án thành phần) theo quy định, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 25/01/2018; dự án đang trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Tăng cường hợp tác với các nước Bỉ, Hà Lan, Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản… để thu hút đầu tư vào phát triển NN, cung ứng các máy móc thiết bị, vật liệu mới phục vụ sản xuất; hỗ trợ nhập nội, sản xuất giống cây trồng, bảo vệ thực vật, bảo quản sau thu hoạch; quảng bá xúc tiến thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Triển khai hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN, nông thôn; huy động vốn đối ứng của người dân để triển khai chương trình; chủ động lồng ghép nhiều chương trình, dự án, nhiều nguồn kinh phí để ưu tiên hỗ trợ các nội dung mang tính cấp thiết, thiết thực phục vụ sản xuất NN nói chung và NNCNC nói riêng.

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình NNCNC giai đoạn 2016 - 2019 đạt khoảng 8.160,5 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)